Để thực hiện chuyển đổi số (CĐS) hiệu quả,ưuđiệntỉnhCaoBằngnỗlựcchuyểnđổisốhoffenheim – werder bremen Bưu điện tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, tập trung CĐS tất cả các lĩnh vực, dịch vụ. Trong đó, CĐS đang được coi là giải pháp ưu tiên số một hiện nay.
Theo đó, các hoạt động của đơn vị sẽ lấy công nghệ thông tin (CNTT) làm nền tảng và là công cụ, giải pháp hữu hiệu thúc đẩy quá trình hiện đại hóa sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng.
Đồng thời, đặc biệt chú trọng tới việc tối ưu hóa và tự động hóa lĩnh vực bưu chính chuyển phát, logistics cũng như chăm sóc khách hàng.
Bưu điện Việt Nam hiện đang triển khai trên 20 hệ thống phần mềm, ứng dụng CNTT, tập trung vào các khâu chấp nhận - theo dõi - phát hàng; chăm sóc khách hàng, đối soát, thanh toán,…
Trong đó, nổi bật nhất là Dự án CNTT có quy mô lớn nhất từ trước đến nay - Dự án “Hiện đại hóa hệ thống CNTT bưu chính Việt Nam” (MPITS).
Trên cùng 1 hệ thống MPITS khách hàng có thể sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau bao gồm bưu chính chuyển phát, tài chính bưu chính và kinh doanh phân phối tài chính bưu chính,…
Thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ, Bưu điện tỉnh đã cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử (VneID).
Khi người dân đến các điểm phục vụ của bưu điện từ cấp tỉnh đến cấp xã đều được nhân viên bưu điện hướng dẫn, hỗ trợ tạo tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia, tài khoản VNeID và tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt để thực hiện nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trực tuyến thuận lợi nhất.
Để thúc đẩy nâng cao chất lượng các dịch vụ trong thời đại công nghệ số, Bưu điện tỉnh triển khai các hệ thống phần mềm, ứng dụng CNTT, tập trung vào các khâu chấp nhận - theo dõi - phát hàng; chăm sóc khách hàng; đối soát, thanh toán…
Dự án “Hiện đại hóa hệ thống CNTT bưu chính Việt Nam” được triển khai trên hệ thống bưu điện toàn quốc, góp phần tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng dịch vụ, giúp khách hàng thuận tiện hơn khi sử dụng dịch vụ, tiết kiệm thời gian và tăng trải nghiệm tại quầy giao dịch.
Hệ thống CNTT bưu chính Việt Nam được kết nối và đồng bộ với các thiết bị thông minh, thiết bị cầm tay, tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh trong quy trình vận hành khép kín của vòng dịch vụ, rút ngắn quy trình triển khai, vận hành dịch vụ, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng, đồng thời, tiết kiệm ấn phẩm nghiệp vụ, giảm tác nghiệp khi giao tiếp khách hàng.
Bưu điện tỉnh đẩy mạnh việc tiếp nhận, cung cấp dịch vụ số hóa hồ sơ, giấy tờ và trả kết quả giải quyết TTHC của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính công ích, giúp người dân tiếp cận công nghệ trong giải quyết TTHC, góp phần nâng cao tỷ lệ hồ sơ giải quyết TTHC mức độ 3, 4 trên địa bàn tỉnh.
10 tháng năm 2024, Bưu điện tỉnh tiếp nhận và chuyển phát trên 36.000 bưu gửi hành chính công đến người dân; hướng dẫn trên 2.500 hồ sơ nộp trực tuyến thành công và nhận kết quả qua bưu điện, giúp người dân tiếp cận công nghệ trong giải quyết TTHC và tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí đi lại.
Số lượng bưu gửi được chấp nhận trên hệ thống MPITS của Bưu điện tỉnh đạt hơn 535.000 bưu; tổng doanh thu toàn dịch vụ của Bưu điện tỉnh đạt hơn 12,5 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của người lao động đạt hơn 9,5 triệu đồng/người/tháng; nộp ngân sách nhà nước gần 6,2 tỷ đồng.