Sáng 15/7,ínhquyềnđiệntửcầnmanglạigiátrịchongườidâkqbd melbourne city đoàn công tác Bộ TT&TT và UBND tỉnh Bình Phước đã tổ chức Hội nghị chuyên đề về Chính phủ Điện tử, Chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh.
Hội nghị chuyên đề thu hút nhiều đại biểu và cán bộ sở ban ngành tỉnh Bình Phước tham gia. Ảnh: Hữu Tuệ.
Hội nghị được kết nối trực tuyến từ hội trường UBND tỉnh Bình Phước tới 12 điểm cầu tuyến huyện, trong đó 2 huyện Bù Đăng và Bù Gia Mập kết nối xuống các điểm cầu tuyến xã.
Mở đầu hội nghị, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) đã trình bày tham luận về Chính phủ điện tử và Chuyển đổi số, những cơ hội thuận lợi và khó khăn đang tồn tại.
Hiện tại, chỉ số Chính phủ điện tử của Bình Phước vẫn còn ở mức thấp, xếp hạng thứ 59. Để nâng cao chỉ số này, Cục trưởng Nguyễn Thành Phúc đã chỉ ra những hạng mục tỉnh Bình Phước cần cải thiện như cổng thông tin điện tử của tỉnh, tỉ lệ các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, cấp độ 4...
Chuyển đổi số mang lại lợi ích thiết thực cho người dân
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ: "Để Việt Nam có sự phát triển đột phá, thu nhập bình quân người dân vượt mức trung bình thì chỉ có cách duy nhất là phát triển công nghệ. Muốn làm được điều này, cần kích hoạt khát vọng làm cho Việt Nam phát triển hùng cường trong mỗi người dân. Để kích hoạt được khát vọng đó, vai trò của báo chí là rất quan trọng trong việc tuyền truyền để người dân tham gia chuyển đổi số, học hỏi và ứng dụng công nghệ vào cuộc sống hàng ngày.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: H.P.
"Khái niệm chuyển đổi số nghe rất to tát với người nông dân ở vùng sâu vùng xa, không rõ chuyển đổi số có thể làm gì cho họ. Nhưng họ cũng có khát vọng mong muốn con cái được học tập với chất lượng tốt như ở các thành phố lớn. Hiện tại, với một chiếc smartphone hay máy tính bảng có kết nối Internet, con cái họ đã có thể tham gia các khóa học trực tuyến ngay tại nhà với chất lượng đào tạo tương đương các trường học nổi tiếng tại Hà Nội hay TP.HCM. Đó chính là chuyển đổi số."
"Người nông dân cũng có thể chụp ảnh nông sản rồi giới thiệu lên Internet, chẳng hạn như buồng chuối ngay trong vườn nhà mình. Những người tiêu dùng ở thành thị có thể xem hình ảnh buồng chuối đó và mua với giá cao gấp 10 lần, thanh toán trực tiếp vào điện thoại của người nông dân qua dịch vụ mobile money. Các công ty chuyển phát, chẳng hạn như VNPost, sẽ đưa buồng chuối từ nhà người nông dân tới người mua ở thành thị", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.
Để nâng cao trình độ CNTT cho đội ngũ cán bộ tỉnh Bình Phước thông qua mô hình như hội nghị hôm nay, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu ý tưởng mỗi doanh nghiệp khi đến kinh doanh trên địa bàn tỉnh, nên có một khóa giới thiệu và đào tạo về CNTT tương ứng với dịch vụ họ cung cấp. Như vậy, kỹ năng ứng dụng CNTT của cán bộ và người dân tỉnh Bình Phước sẽ dần được nâng cao nhanh chóng.
Để đẩy mạnh việc triển khai Chính phủ điện tử tại Bình Phước, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị chính quyền tỉnh nên triển khai nhiều ứng dụng mang lại giá trị cho người dân. Khi thấy được giá trị, người dân sẽ chủ động tham gia sử dụng các dịch vụ và ứng dụng, từ đó nâng cao dần kỹ năng sử dụng công nghệ của người dân.
Tỉnh yêu cầu càng cao về CPĐT là càng giúp Bộ TT&TT
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng đề nghị các lãnh đạo tỉnh Bình Phước đặt ra những yêu cầu cao hơn, khó hơn đối với Bộ TT&TT về chuyển đổi số và Chính phủ điện tử. "Nhiệm vụ của Bộ TT&TT là hỗ trợ các tỉnh, nên yêu cầu càng cao, đưa ra bài toán càng khó thì càng giúp Bộ TT&TT phát huy năng lực và vai trò hỗ trợ các tỉnh triển khai Chính phủ điện tử được tốt hơn."
Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Phước Nguyễn Văn Lợi phát biểu tại hội nghị. Ảnh: H.P.
Phát biểu đáp từ tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Phước Nguyễn Văn Lợi khẳng định chính quyền tỉnh sẽ phải chuyển đổi mạnh mẽ về cải cách thủ tục hành chính, xác định mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử tương đối hoàn chỉnh trong năm 2020, qua đó phục vụ quyền lợi người dân được tốt hơn.
Ngay sau hội nghị chuyên đề tại UBND tỉnh Bình Phước, đoàn công tác Bộ TT&TT do Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Tỉnh Ủy tỉnh Bình Phước.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Nguyễn Tiến Dũng đã nêu một số vấn đề khó khăn cần kiến nghị với Bộ TT&TT như: Hạ tầng viễn thông CNTT chưa đáp ứng được yêu cầu về triển khai chính quyền điện tử; Đề xuất Bộ TT&TT hỗ trợ tỉnh thẩm định các phần mềm khi đưa vào đầu tư triển khai như cổng dịch vụ công, hệ thống điện tử một cửa..., hỗ trợ giám sát an toàn thông tin trong phạm vi tỉnh; Đẩy nhanh việc hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho hộ nghèo; Cấp phép cho cơ quan báo chí mới hợp nhất đài phát thanh truyền hình Bình Phước và Báo Bình Phước; Triển khai màn hình LED thông tin chủ quyền tại cửa khẩu Hoa Lư giáp Campuchia...
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại buổi làm việc với Tỉnh ủy tỉnh Bình Phước.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã trực tiếp giao nhiệm vụ xử lý các đề xuất của tỉnh Bình Phước cho lãnh đạo các đơn vị Cục Vụ và doanh nghiệp viễn thông, CNTT trong đoàn công tác của Bộ, kèm theo thời hạn hoàn thành cụ thể. Đối với việc tăng vùng phủ sóng 3G/4G để đáp ứng yêu cầu hạ tầng cho Chính phủ điện tử, Bộ trưởng TT&TT yêu cầu 3 nhà mạng lớn là Viettel, VNPT VinaPhone và MobiFone cùng phối hợp tham gia việc phủ sóng để đảm bảo mọi người dân trong tỉnh đều kết nối được sóng 3G/4G.