44 tác phẩm đạt giải thưởng báo chí vì sự nghiệp giáo dục năm 2019_xem bongda truc tuyen

{keywords}
 

Năm 2019 là năm thứ hai Bộ GD-ĐT phối hợp với Ban Tuyên giáo T.Ư,ácphẩmđạtgiảithưởngbáochívìsựnghiệpgiáodụcnăxem bongda truc tuyen Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức phát động Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” nhằm tôn vinh các tác giả có tác phẩm xuất sắc về sự nghiệp giáo dục; về các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều cống hiến cho sự nghiệp trồng người.

Qua đó, tuyên truyền, tôn vinh những đóng góp của ngành giáo dục cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành và xã hội đối với sự nghiệp giáo dục.

{keywords}
Nhà báo Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại

Nhà báo Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại cho biết, phát động từ ngày 26/3 và nhận tác phẩm đến hết ngày 30/9/2019, ban tổ chức đã nhận được gần 1.000 tác phẩm tham dự giải bao gồm cả 4 loại hình: báo in, báo điện tử, phát thành và truyền hình.

Cuối cùng, ban tổ chức đã thống nhất sẽ trao giải cho 44 tác phẩm xuất sắc nhất của 4 loại hình. Cơ cấu giải giải thưởng cho mỗi loại hình gồm 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích.

Ông Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, theo đánh giá của Ban giám khảo, Giải năm nay ghi nhận sự tiến bộ vượt trội về chất lượng nội dung và hình thức thể hiện, sự phong phú, nét mới của đề tài.

Đồng thời, có sự tham gia của đông đảo các cơ quan báo chí từ trung ương đến các địa phương ở khắp các vùng miền của cả nước.

{keywords}
Ông Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam

Nếu như năm 2018, các tác phẩm dự thi thường chỉ viết về cuộc sống và nghị lực vượt khó vươn lên của các giáo viên vùng khó khăn, về đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu của công tác giáo dục phổ thông mới thì Giải năm nay các nhà báo dự thi đã đi sâu phân tích, mổ xẻ những vấn đề nóng của ngành.

Nhiều tác phẩm đã lột tả những câu chuyện đầy cảm xúc của các nhà giáo cắm bản, bám làng nơi rẻo cao mây mờ, những câu chuyện xúc động, nghẹn ngào của nữ nhà giáo đã nguyện hy sinh rất nhiều trong cuộc sống đời tư để cống hiến cho nghề trên điểm trường xa xôi; Hay như nữ nhà giáo già mấy chục năm nay mở lớp dạy chữ không công cho nhóm trẻ bụi đời.

Các tác giả đã có sự đầu tư thời gian, công sức và dấn thân đến tận những hang cùng ngõ hẻm, đến những nơi khó khăn nhất của miền sơn cước, những vùng biên cương, núi cao hay các đảo tiền tiêu xa xôi để quay những thước phim quý, chụp những bức hình đẹp, phỏng vấn thầy cô giáo để có tư liệu sinh động cho “đứa con tinh thần”.

Về hình thức thể hiện, các tác phẩm dự giải năm nay đều được các tác giả, nhóm tác giả đầu tư rất công phu.

Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào ngày 16/11 tới đây tại Hà Nội.

Thanh Hùng

Hiệu trưởng phải đi đầu việc chống cửa quyền, trù dập trong nhà trường

Hiệu trưởng phải đi đầu việc chống cửa quyền, trù dập trong nhà trường

- Đó là một trong những nội dung của dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập mà Bộ GD-ĐT vừa công bố để xin ý kiến dư luận.

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Người đàn ông 'diễn xiếc' trên xe máy gây bất bình
下一篇:Nhà thơ Hữu Việt, ca sĩ Phạm Thu Hà tham gia giao lưu tại Hội sách trực tuyến quốc gia 2020