Những “ngôi làng Taobao”
“Làng Taobao” (Taobao Village) là cụm từ để chỉ những ngôi làng có ít nhất 100 hộ kinh doanh trực tuyến trên một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc - Taobao,ôngdânTrungQuốcthoátnghèonhờthươngmạiđiệntửsoi keo chile tạo ra doanh thu 100 triệu nhân dân tệ (NDT) trở lên.
Theo dữ liệu từ AliResearch, sau 10 năm, mô hình làng Taobao đã mang lại lợi nhuận cho khoảng một nửa tổng dân số nông thôn ở Trung Quốc. Tính đến tháng 8/2019, có tổng cộng 4.310 ngôi làng Taobao ở 25 tỉnh thành.
Tổng doanh thu do các làng Taobao tạo ra lên tới 700 tỷ NDT trong một năm. Tổng số cửa hàng trực tuyến của nông dân đang hoạt động trên Taobao đã tăng gần 10 lần lên 660.000 vào năm 2018, từ 70.000 vào năm 2014. Vào năm 2019, 63 ngôi làng Taobao nằm ở những khu vực nghèo khó nhất của Trung Quốc đã tạo ra khoảng 2 tỷ đồng NDT doanh số thương mại điện tử.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và AliResearch cho thấy thu nhập trung bình hộ gia đình ở làng Taobao gấp ba lần thu nhập của những hộ gia đình nông thôn bình thường, tương đương với thu nhập hộ gia đình thành thị. Báo cáo cũng cho biết thương mại điện tử ở các vùng nông thôn góp phần giảm bất bình đẳng thu nhập và tạo cơ hội làm việc tốt hơn cho phụ nữ và thanh niên, tạo ra 6,8 triệu công việc trong một năm cho người dân nông thôn.
“Livestream” từ thành thị đến nông thôn
Livestream là một hình thức bán hàng được các sàn thương mại điện tử đẩy mạnh trong những năm gần đây. Với sự ưa chuộng của người dùng Internet, các nền tảng video ngắn đã cho thấy một xu hướng tích cực trong thập kỷ qua.
Theo "Báo cáo phát triển thị trường tiêu dùng Trung Quốc năm 2020" do Viện Nghiên cứu Bộ Thương mại phát hành, trong nửa đầu năm 2020, đã có hơn 10 triệu chương trình phát sóng thương mại điện tử trực tiếp, với hơn 50 tỷ người xem và hơn 20 triệu sản phẩm được bày bán. Xu hướng này lan rộng đến cả các vùng nông thôn và có một sự phát triển nhanh chóng. Doanh thu của mạng lưới sản phẩm nông nghiệp quốc gia trong ba quý đầu năm 2020 đạt 288,41 tỷ NDT, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước.
Hình thức này có thể giúp nông dân tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp còn tồn đọng do thiếu thông tin thị trường, nhận thức về sản phẩm thấp và quảng bá không đầy đủ, hỗ trợ nông dân mở rộng phạm vi bán hàng, rút ngắn khoảng cách giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất, đồng thời nâng cao sự tin tưởng của người mua vào các sản phẩm.
Theo dữ liệu từ Kuaishou - ứng dụng video ngắn phổ biến nhất ở Trung Quốc, hơn 19 triệu người kiếm được thu nhập từ ứng dụng này, trong đó hơn 5 triệu người đến từ các vùng nghèo khó cấp quốc gia, khoảng 1,15 triệu trong số này mang lại mức doanh thu hàng năm ấn tượng - 19,3 tỷ NDT.
Thương mại điện tử giúp các khu vực nghèo phát triển
Thứ trưởng Bộ Thương mại Wang Bingnan cho biết, thương mại điện tử của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng ở các vùng nông thôn và đã bao phủ tất cả 832 quận nghèo trên toàn quốc, tạo điều kiện cho các khu vực nghèo phát triển những mô hình kinh doanh mới.
Doanh số bán lẻ trực tuyến ở khu vực nông thôn đã tăng từ 180 tỷ NDT năm 2014 lên 1,7 nghìn tỷ NDT vào năm 2019. Tổng doanh thu bán lẻ trực tuyến các sản phẩm nông nghiệp đạt 397,5 tỷ NDT vào năm 2019, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước, giúp hơn ba triệu nông dân tăng thêm thu nhập.
Thương mại điện tử nông thôn đã thu hút một lượng lớn lao động nhập cư, sinh viên đại học và quân nhân nghỉ hưu trở về quê hương và khởi nghiệp. Đến cuối năm 2019, có 13,84 triệu cửa hàng thương mại điện tử ở vùng nông thôn Trung Quốc.
Ông Wang cho biết Bộ Thương mại sẽ kết hợp với Bộ Tài chính và các sở ban ngành liên quan để cải thiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở các vùng nông thôn nhằm liên thông các kênh thương mại nông thôn - đô thị. Các kênh đưa hàng nông sản vào thành phố sẽ được mở rộng hơn nữa với việc hỗ trợ dịch vụ giao hàng của bên thứ ba, cải thiện hệ thống hậu cần nông thôn và xây dựng thương hiệu địa phương.
Tại Trung Quốc ngày càng có nhiều người dân nông thôn chuyển sang quảng bá sản phẩm nông nghiệp trên các nền tảng thương mại điện tử. Những gã khổng lồ thương mại điện tử của Trung Quốc như Pinduoduo, JD.com và Taobao đều đã đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ thương mại điện tử nông thôn, chẳng hạn như củng cố hệ thống hậu cần địa phương và tiêu chuẩn hóa sản xuất nông nghiệp ở các vùng nông thôn.
Hương Dung (Tổng hợp)
Các ứng dụng công nghệ như sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nhận diện khuôn mặt lợn, blockchain để nuôi gà… là những bước đi đột phá mang lại nhiều thành tựu cho ngành chăn nuôi Trung Quốc.
(责任编辑:Cúp C1)