发布时间:2025-01-25 06:28:28 来源:Fabet 作者:Nhận Định Bóng Đá
Là một nhà văn kiêm blogger nổi tiếng,điềunêndạyởmọitrườnghọbdkq mu Mark Manson có rất nhiều bài viết chia sẻ góc nhìn độc đáo về cuộc sống. Trong số đó, tác giả trẻ này có bài viết “5 điều nên dạy ở mọi trường học” bổ sung thêm những điều còn thiếu trong hệ thống giáo dục hiện nay. Dưới đây là bài viết của anh về vấn đề này.
Hãy thành thật: Nền giáo dục của chúng ta thật tệ.
Hầu hết những kiến thức lịch sử quan trọng tôi học được từ những năm lớp 5 và lớp 12 đều có thể tìm kiếm trên Wikipedia và hiểu toàn bộ trong vòng vài tuần. Và hầu hết những kiến thức khoa học cơ bản đều được giải thích cặn kẽ qua những video trên Youtube. Trên hết, chúng ta đang có một thị trường việc làm bất ổn định nhất trong vòng 100 năm qua. Công nghệ phát triển chóng mặt và robot sẽ làm một nửa số việc trong vòng một thập kỉ nữa. Bằng cấp đại học đang gây ra tranh cãi là không có giá trị. Cứ 6 tháng, một phát minh công nghiệp và công nghệ mới lại ra đời.
Học cách tránh vấp ngã trong các mối quan hệ và học cách kiểm soát bản thân tốt, cách thể hiện cảm xúc và yêu thương là kỹ năng đem lại thay đổi trong cuộc đời |
Thế nhưng, chúng ta vẫn đẩy con cái đến trường để học chương trình mà ông bà chúng đã trải qua.
Đã đến thời điểm chúng ta cần nhìn nhận rằng hầu hết những điều quan trọng bạn học được trong cuộc sống này không phải từ trường học. Đối với cá nhân tôi, những điều quan trọng tôi học được là tự tìm hiểu khi trở thành người lớn.
Nhưng tại sao những điều này không được dạy ở trường? Nếu tôi bỏ ra 6 tháng để học về hội họa của Chaucer và Renaissance, tại sao tôi lại không dành 6 tháng ấy để học về cách tiết kiệm cho tuổi về hưu và thế nào là thỏa thuận tình dục? Hoặc tại sao không ai nói cho tôi đến khi tôi trưởng thành, phần lớn công việc sẽ được hoàn thành bởi robot hoặc sẽ được gia công ở nước ngoài?
Những lớp học ấy ở đâu? Những lớp học lẽ ra chúng ta nên được học ở trường trung học là gì? Theo tôi, có 5 điều cần học ngay lập tức.
1. Tài chính cá nhân
Chương trình giảng dạy cần bao gồm: Thẻ tín dụng, lãi suất, xếp hạng tín dụng và tài khoản hưu trí.
Lý do tại sao bạn phải bắt đầu tiết kiệm 100 USD/ tuần ngay khi bạn 18 tuổi? Vì thời gian từ lúc đó đến khi 50 tuổi, bạn sẽ có một số tiền gấp 4 lần. Đó là một con số không hề nhỏ? Tại sao tôi lại không biết về điều này cho đến tận khi tôi 24 tuổi?
Tại sao vấn đề này quan trọng:Bởi một gia đình trung lưu ở Mỹ có trên 15.000 USD nợ thẻ tín dụng mỗi tháng, 36% những người lao động tại Mỹ không có tiền tiết kiệm cho tuổi nghỉ hưu.
Thiếu hiểu biết về tài chính thực sự là một vấn đề lớn. Bởi vì như bạn đã thấy, một xã hội chỉ toàn những người mua những thứ mà họ không đủ khả năng chi trả, nghỉ hưu mà không có tiền tiết kiệm, ốm đau mà không thể trả viện phí - viễn cảnh này dường như chính xác là những gì đang xảy ra.
2. Quản lý mối quan hệ
Chương trình giảng dạy cần bao gồm: Giao tiếp, thể hiện cảm xúc của mình mà không trách cứ hay đánh giá người khác; biết cách phát hiện hành vi thao túng và biết cách dừng lại; các ranh giới cá nhân và không trở thành kẻ xúi giục; thảo luận trung thực về tình dục; những vấn đề liên quan (hay không liên quan) đến tình yêu và làm thế nào để trải nghiệm sự khác biệt giữa nam và nữ.
Hầu hết những vấn đề này chúng ta học bằng cách trải qua những đau đớn khi chia tay.
Tại sao vấn đề này lại quan trọng:Bởi đến khi bạn nằm liệt giường sắp chết vì ung thư, bạn sẽ không nghĩ đến việc tại sao Napoleon có thể vượt qua vụ ghen tuông tại Nga hay làm thế nào cuộc đảo chính Meiji lại thay đổi toàn bộ bộ mặt địa chính trị châu Á, hoặc làm sao mà hợp chất hữu cơ lại dần dần làm thối não của bạn.
Bạn sẽ chỉ nghĩ về những người bạn yêu thương trong cuộc đời mình và những người bạn đã đánh mất.
Có nhiều thứ tạo nên một cuộc sống hạnh phúc, nhưng có quá ít thứ ảnh hưởng và tác động đến hạnh phúc như các mối quan hệ của chúng ta. Học cách tránh vấp ngã trong các mối quan hệ và học cách kiểm soát bản thân tốt, cách thể hiện cảm xúc và yêu thương là kỹ năng đem lại thay đổi trong cuộc đời.
Là con người, chúng ta là những sinh vật xã hội. Chúng ta không tồn tại trong chân không. Chúng ta không thể. Các sợi dây quan hệ xã hội dệt nên tấm thảm cuộc đời chúng ta.
3. Logic và lý luận logic
Chương trình giảng dạy cần bao gồm: Câu hỏi sau đúng hay sai - Nếu tất cả B là C và tất cả C là D, vậy thì tất cả D đều là B.
Câu trả lời, dĩ nhiên, là “sai”.
Câu hỏi kiểu này luôn gây khó chịu trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn. Tuy nhiên, khả năng tư duy của chúng ta thông qua giải quyết đúng các câu hỏi này sẽ giúp làm tăng niềm tin về năng lực tự lãnh đạo cuộc đời mình.
Khả năng tư duy của chúng ta thông qua giải quyết đúng các câu hỏi này sẽ giúp làm tăng niềm tin về năng lực tự lãnh đạo cuộc đời mình |
Ví dụ, theo cùng một logic như câu trên, trong thực tế có ví dụ sau: “Cindy luôn gây chuyện tại văn phòng. Cindy là một phụ nữ. Do đó, phụ nữ thường gây chuyện tại văn phòng”.
Dĩ nhiên những điều này đều sai. Bạn thường thấy chúng trên truyền thông đại chúng, được tranh cãi bởi các nhà lãnh đạo và trở thành định kiến của rất nhiều người.
Những thứ đó được gọi là ngụy biện.
Tại sao vấn đề này lại quan trọng:Chúng ta thường đưa ra những ngụy biện logic, theo những cách thức mà chính chúng ta cũng không nhận ra, thậm chí ngay cả với những quyết định hoặc niềm tin quan trọng mang tính sinh tử. Những lý luận này được đưa vào các chiến dịch chính trị (X kiếm tiền giỏi, chính phủ cần nhiều tiền. Do đó, X cần trong chính phủ) hay các vấn đề mang tính đạo đức (Bob nói dối tôi, do đó tôi nên nói dối lại Bob)…
Những ngụy biện logic này xâm nhập vào đời sống của chúng ta khiến chúng ta đưa ra những quyết định sai lầm về sức khỏe, quan hệ, nghề nghiệp và nhiều thứ khác nữa.
Những vấn đề này ở trường học chúng ta hoàn toàn không được dạy cách tư duy hay giải quyết vấn đề. Thay vào đó chúng ta được dạy cách sao chép và ghi nhớ mọi thứ. Và rồi, chúng ra sẽ quên ngay sau đó. Cách tư duy nghèo nàn này theo chúng ta trong mọi vấn đề phức tạp của đời sống.
4. Khả năng tự nhận thức bản thân
Chương trình giảng dạy cần bao gồm: Có thể bạn sẽ nói “Làm sao có thể tự nhận thức bản thân?”. Nhưng thực sự, môn học này có thể được dạy và thực hành như bất kì môn học nào khác.
Khả năng tự nhận thức bản thân là khả năng nghĩ về điều bạn nghĩ. Đó là khả năng cảm nhận về những cảm nhận của bản thân, có quan điểm về quan điểm của bản thân.
Ví dụ: Tôi có thể có ý nghĩ “Tôi ghét tất cả những người tên Steve. Những người tên Steve đều là người xấu”.
Đây là ví dụ điển hình của sự cố chấp, một kiểu trả thù đơn giản thông qua việc đưa ra luận cứ vơ đũa cả nắm. Nếu bạn thiếu khả năng tự nhận thức bản thân, bạn sẽ là người có thành kiến với những giá trị hời hợt.
Nhưng với những người có đầy đủ sự nhận thức về bản thân, họ sẽ tự hỏi: “Tại sao mình lại ghét những người tên Steve? Phải chăng vì bạn trai cũ của mình tên Steve? Hay bởi vì bố mình tên Steve? Và liệu có phải mình đang trút sự tức giận của mình lên những người tên Steve trên thế giới này? Nếu như vậy thật đáng hổ thẹn?”.
Việc cảm nhận về những ý nghĩ của mình như vậy được gọi là sự tự nhận thức bản thân. Có rất ít người có khoảnh khắc như vậy trong cuộc đời.
Nhưng điều này có thể học được như việc học những thứ khác thông qua thực hành. Đơn giản là yêu cầu bản thân nghĩ về những gì bạn nghĩ, cảm nhận những gì bạn cảm nhận và hoàn thiện khả năng tự nhận thức của bản thân.
Tại sao vấn đề này quan trọng:Bởi khả năng tự nhận thức bản thân cao đem lại nhiều lợi ích trong cuộc sống. Những người phát triển được kỹ năng này đều lập kế hoạch tốt hơn, có nguyên tắc sống hơn, tập trung cao hơn, hòa hợp hơn với cảm xúc của bản thân, ra quyết định tốt hơn và có khả năng dự đoán những vấn đề tiềm năng phía trước.
Khả năng tự nhận thức bản thân là yếu tố quan trọng trong việc duy trì các mối quan hệ.
Có thể bạn là người dễ cáu giận hay dễ định kiến, có thể bạn là người tách biệt khỏi mọi người, có thể bạn là một người bốc đồng hay chuyên gia gây ra những điều tệ hại… Dù thuộc bất kì trường hợp nào, chúng ta cũng cần hiểu rõ bản thân và tìm cách kiểm soát cũng như thích ứng.
5. Hoài nghi
Chương trình dạy bao gồm: Tại sao mọi điều chúng ta tin tưởng lại có thể sai theo một góc độ nào đó? Tại sao trí nhớ nhiều khi lại không đáng tin? Tại sao những lĩnh vực chính xác như toán hay vật lý lại có những vấn đề không thể giải quyết? Tại sao chúng ta thường có những đánh giá sai lầm về những điều làm chúng ta hạnh phúc/ không hạnh phúc trong quá khứ/ tương lai? Tại sao những niềm tin vững chắc lại thường dẫn đến tội lỗi và bạo lực mà không phải ngược lại?
Tại sao mọi điều chúng ta tin tưởng lại có thể sai theo một góc độ nào đó? Tại sao trí nhớ nhiều khi lại không đáng tin?... |
Rất nhiều kiến thức khoa học hiện nay đều dựa trên các nghiên cứu thất bại nhiều lần trong quá khứ cho đến khi được xác nhận là đúng đắn...
Tại sao vấn đề này lại quan trọng:Hầu hết những thứ tốt đẹp trong cuộc đời đến từ giai đoạn không chắc chắn. Sự không chắc chắn khiến bạn tò mò, muốn tìm hiểu và kiểm nghiệm những ý tưởng khác nhau, trao đổi ý tưởng với người khác. Nó khiến bạn khiêm tốn hơn và khiến bạn nhìn người khác mà không có sự định kiến.
Hầu hết những thứ tồi tệ lại đến từ sự quá chắc chắn trong cuộc đời: tự mãn, kiêu ngạo, cố chấp, định kiến. Con người sẽ không uống thuốc độc cùng nhau khi không chắc chắn một điều gì. Chính phủ cũng không bỏ đói hay giết hàng triệu người dân vì những điều họ không chắc chắn. Họ đều làm những điều này vì tin tưởng chắc chắn vào thứ họ đang làm...
Cuộc sống phát triển trong dòng chảy của những điều không chắc chắn. Sự chắc chắn chỉ là các chiến lược mà chúng ta áp dụng để tránh dòng chảy ấy. Bởi vì giáo dục, học tập không nên dừng lại khi cuốn sách giáo khoa gập lại hay khi đã nhận được bằng cấp, mà sẽ đi cùng ta suốt cuộc đời.
Thúy Nga(Theo Markmanson.net)
相关文章
随便看看