Một số nguồn tin cho biết Pegatron đang tìm kiếm địa điểm xây dựng nhà máy tại Việt Nam. Trước đó công ty này đã thuê một cơ sở tại phía bắc thành phố Hải Phòng để sản xuất bút cảm ứng cho smartphone Samsung.
Cùng với Pegatron,ắpcóbxh ngoai hang 2 đối tác lắp ráp iPhone cho Apple là Wistron và Hon Hai cũng đang xây dựng và mở rộng công suất nhà máy tại Việt Nam. Tuy nhiên cả 3 chưa có kế hoạch lắp ráp iPhone tại đây trong tương lai gần.
Trước đó vào tháng 12/2019, nguồn tin từ Informationcho biết GoerTek và Luxshare - 2 đối tác gia công tai nghe AirPods đang đàm phán vay nguồn vốn hàng trăm triệu USD để sản xuất AirPods tại Việt Nam.
Hình ảnh nhân viên làm việc trong nhà máy lắp ráp iPhone. Ảnh: 9to5mac. |
Luxshare đã vận hành dây chuyền tại Việt Nam từ năm 2018, trong khi GoerTek đã có nhà máy tại Việt Nam từ năm 2015 để sản xuất cáp Lightning và tai nghe có dây EarPods.
Trong 2 năm qua, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khiến nhiều công ty lên kế hoạch chuyển cơ sở sản xuất khỏi Trung Quốc, và Việt Nam là một trong những điểm đến được chọn lựa. Khi chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc, sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ sẽ không phải chịu thuế quan cao.
Hiện nay, hầu hết iPhone, iPad được lắp ráp bởi 2 công ty Pegatron hoặc Foxconn tại các nhà máy đặt ở Thâm Quyến và Thượng Hải (Trung Quốc). Tháng 12/2018, trang 9to5macđưa tin một số đối tác gia công sản phẩm cho Apple đang xem xét xây dựng nhà máy tại Việt Nam nhằm tránh thuế nhập khẩu.
Dù hiệp định thương mại Mỹ-Trung vừa được ký kết, nhiều công ty vẫn muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng bởi chi phí nhân công Việt Nam rẻ hơn. Nhờ lợi thế biên giới với Trung Quốc, việc vận chuyển linh kiện, nguyên liệu tới Việt Nam khá dễ dàng và chi phí thấp. Chính sách hỗ trợ từ Nhà nước đủ hấp dẫn để họ tăng cường sản xuất tại Việt Nam.
Các công ty Đài Loan đặc biệt tích cực trong việc dời cơ sở sản xuất khỏi Trung Quốc sang các quốc gia châu Á khác. Trước đó, Pegatron đã đầu tư 300 triệu USD vào các nhà máy tại Indonesia để lắp ráp sản phẩm cho Apple.