Mới đây,ủtịchnướcđềnghịTPHCMđẩymạnhxâynhàởchongườithunhậpthấxoilac kết quả bóng đá Chủ tịch nước cùng đoàn ĐBQH TP.HCM đã có buổi làm việc với UBND TP.HCM về các vấn đề kinh tế xã hội và cơ chế đặc thù cho thành phố.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị TP.HCM quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng nhà ở. Trong đó, quan tâm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở-nhà lưu trú cho công nhân.
Theo ông Nghị, thời gian qua, dù thành phố đã đẩy mạnh phân khúc nhà ở cho người thu nhập thấp, nhưng so với nhu cầu của một siêu đô thị như TP.HCM thì còn quá thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thông tin thêm, Bộ đã tham mưu, trình Chính phủ đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà xã hội cho người thu nhập thấp ở các khu vực đô thị và công nhân tại các khu công nghiệp.
Qua đó, ông Nghị yêu cầu TP.HCM quan tâm sâu sắc và góp phần cho thành công của đề án này.
Ông Nghị cũng đề nghị thành phố quan tâm đẩy mạnh việc cải tạo chung cư cũ, chung cư không an toàn. Theo ông, dù TP đã khởi động vấn đề này, nhưng bị ách tắc do vướng một số quy định cần tháo gỡ. Bộ cũng đã làm việc với TP để tháo gỡ các khó khăn này, sau tháo gỡ thì TP cần quan tâm đẩy mạnh cải tạo chung cư cũ.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng ủng hộ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho TP.HCM trong lĩnh vực xây dựng, quy hoạch, với một cơ chế đặc thù.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cũng đề nghị TP.HCM tập trung cho công tác quy hoạch để khai thác tốt các tiềm năng, nguồn lực về đất đai, vị trí, điều kiện tự nhiên, con người.
Quan tâm thêm về quy hoạch không gian ngầm, đồng thời đánh giá nếu làm tốt quy hoạch thì sẽ khai thác tốt nguồn lực, khắc phục các hạn chế bất cập về ùn tắc giao thông, ngập úng, thích ứng biến đổi khí hậu…
Sau ý kiến của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch nước yêu cầu TP.HCM đặc biệt quan tâm vấn đề nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp nhiều hơn.
Chủ tịch nước đánh giá thành phố đã làm tốt vấn đề này, tuy nhiên so với nhu cầu thì còn rất thấp, nhất là bức xúc về nhà ở cho công nhân. Theo Chủ tịch nước, công nhân làm việc tại thành phố còn rất lâu, nếu không quan tâm nhà ở thì khó ổn định cuộc sống.
1 triệu căn nhà cho người thu nhập thấp
Mới đây, Thủ tướng yêu cầu lập, phê duyệt “Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp (giai đoạn 2021 - 2030)”.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, trên cả nước hoàn thành đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp. Để thực hiện mục tiêu đó, Thủ tướng Chính phủ đề nghị UBND các tỉnh thành báo cáo Bộ Xây dựng trước ngày 15/8/2022 các nội dung liên quan.
Còn tại TP.HCM, theo Sở Xây dựng, kế hoạch triển khai thực hiện đầu tư các dự án nhà ở xã hội giai đoạn từ nay đến năm 2030 dự kiến triển khai 79 dự án nhà ở xã hội với quy mô gần 130.000 căn và 9 dự án nhà lưu trú công nhân.
Cụ thể, giai đoạn 2021-2025, dự kiến triển khai 32 dự án nhà ở xã hội với quy mô 31.834 căn; 6 dự án nhà lưu trú công nhân với quy mô 5.438 phòng. Giai đoạn 2026 – 2030, dự kiến triển khai 47 dự án nhà ở xã hội với quy mô 94.778 căn hộ; 3 dự án nhà ở lưu trú công nhân với quy mô 8.417 phòng.
Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025, có 9 dự án nhà ở xã hội độc lập, gồm: khu nhà ở thu nhập thấp phường Hiệp Thành, quận 12; dự án tại phường Tân Thới Nhất, quận 12; dự án nhà ở xã hội Lê Thành Tân Kiên (nhà ở xã hội cho thuê), xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh; dự án nhà ở xã Long Thới, huyện Nhà Bè…
Theo Sở Xây dựng, trong giai đoạn 2021 - 2025, toàn TP.HCM có khoảng 519.000 người dân cần nhà ở xã hội, 5 năm tiếp theo có hơn 524.000 người cần nhà ở xã hội, kể cả công nhân.
Để đẩy mạnh phân khúc này, UBND TP đã rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục với các dự án nhà ở xã hội.
Theo đó, với doanh nghiệp đã có quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trình tự thủ tục gồm 5 bước, tổng thời gian thực hiện tối đa 153 ngày làm việc.
Trường hợp dự án nhà ở xã hội xây dựng trên đất do nhà nước trực tiếp quản lý (đất công), được đầu tư không phải bằng nguồn vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì quy trình thực hiện gồm 7 bước, thời gian thực hiện tối đa 318 ngày.