Đã có rất nhiều cuộc thảo luận xoay quanh vấn đề làm sao để iPhone – hay điện thoại nói chung – trở nên "đủ tốt". Vấn đề ở đây là,óthểlàmgìđểđưaiPhonelênmộtđẳngcấpmớlịch thi đấu cúp bồ đào nha hầu hết những mẫu điện thoại hiện nay đều đã làm được hầu hết mọi thứ mà hầu hết mọi người cần hầu như mọi lúc, mọi nơi. Apple, Samsung, Google, và các hãng khác nên nghỉ ngơi đôi chút và ngừng nâng cấp chúng mỗi năm. iPhone 12 à? Ai mà cần chứ? iPhone 11 đã có quá nhiều tính năng rồi. Nhưng có thật là điện thoại ngày nay đã đủ tốt? Có lẽ iPhone (kể cả mẫu iPhone 12 đang được đồn đại rầm rộ) và có lẽ mọi điện thoại hiện có và sắp ra mắt trong năm nay mới chỉ tận dụng được một phần rất nhỏ tiềm năng của chúng mà thôi. Thiết kế Chúng ta đã thấy một số hãng đưa camera và các cảm biến xuống bên dưới màn hình, và xu hướng này sẽ tiếp tục cho đến khi những chiếc điện thoại với màn hình chiếm trọn mặt trước, không viền, không bị cản trở bởi bất kỳ thứ gì khác, trở nên phổ biến. Nhưng thứ chúng ta thực sự cần là những công nghệ màn hình không dễ trầy xước hay bể vỡ như hiện nay. iPhone là chiếc điện thoại đã mang kính Gorilla Glass của hãng Corning đến với thị trường điện thoại phổ thông, và phản ứng trao đổi ion được áp dụng trên loại kính này vẫn đòi hỏi rất nhiều tinh chỉnh để đạt được sự cân bằng tối ưu giữa độ bền và độ cứng, bởi chúng vẫn dễ trầy xước và nứt vỡ. Kính sapphire phủ trên màn hình Apple Watch đã được chứng minh là có độ bền cao hơn nhiều. Apple từng tìm cách mang kính sapphire lên iPhone, thậm chí còn xây dựng cả một nhà máy để phục vụ cho mục đích đó, nhưng những điều kiện liên quan kinh tế vĩ mô đơn giản là chưa cho phép điều này xảy ra – ít nhất là vào thời điểm đó. Nhưng Apple và các nhà sản xuất khác chắc chắn chưa từ bỏ sapphire hay các chất liệu lai tiềm năng khác, bởi điện thoại của chúng ta thực sự cần phải bền hơn nữa. Chúng cũng không được trượt khỏi tay người cầm, hay khỏi mặt bàn, hay mọi thứ khác mà chúng ta đặt chúng lên. Mặt lưng kính là lựa chọn hợp lý để mang lại khả năng sạc không dây cho điện thoại, nhưng kể từ chiếc Nexus 4, rồi tiếp tục với iPhone 8 đến 11, và đỉnh điểm là chiếc Galaxy Flip, mặt lưng kính đã trở thành một lời nguyền mà ai cũng khiếp sợ mỗi khi nói về việc rơi trượt. Các nhà sản xuất đã làm nhiều thứ trong nhiều năm qua để khiến bề mặt kính trở nên sần hơn – mặt lưng nhám của iPhone 11 Pro là ví dụ gần đây nhất. Và dù trông chúng khá "ngầu", chúng thực ra không mang lại khác biệt đáng kể nào đối với độ trơn trượt của điện thoại. Nhưng đây thực sự là vấn đề cần giải quyết trong thiết kế điện thoại. Bởi một chiếc điện thoại lẽ ra phải có khả năng được đặt lên bất kỳ bề mặt phẳng nào mà không khiến chủ nhân nó lo lắng về việc thiết bị của mình trượt và rơi xuống sàn nhà. Dù cú rơi có khiến mặt kính vỡ nát hay không, thì chúng ta đều đứng tim mỗi khi điều đó xảy ra! Camera Qua từng năm, Apple đã trang bị cho iPhone những thành phần quang học tốt hơn, những vi xử lý tín hiệu hình ảnh mạnh mẽ hơn, và những thuật toán machine learning tinh vi hơn nhằm biến những cảm biến và thấu kính tí hon trở nên tốt không kém những cảm biến và thấu kính cỡ lớn trên các máy ảnh riêng biệt. Nhưng chặng đường trước mắt vẫn còn rất dài. Dù có Deep Fusion và Night Mode, ảnh của iPhone vẫn có thể nhiễu hạt nặng trong điều kiện thiếu sáng. Ngoài ra, khả năng zoom quang học vẫn là một ẩn số. iPhone 7 có thể zoom 2x, nhưng kể từ đó đến nay, mọi thứ vẫn dậm chân tại chỗ. Trong khi đó, Samsung, Huawei, và các hãng khác đã trang bị cho điện thoại của họ những camera viễn vọng với mức độ zoom quang học cao hơn rất nhiều, còn Google thì cải thiện đáng kể HDR+ trong Super Res, qua đó tăng cường chất lượng zoom kỹ thuật số. Nếu chúng ta muốn chụp ảnh lũ nhóc, hoặc đám thú cưng, khi đang chơi trong công viên, chúng ta không thể lúc nào cũng zoom bằng…chân được. Chúng ta cần những camera có thể zoom thật xa. Đó là một trong những ưu điểm ít ỏi còn lại của một chiếc máy ảnh PnS tầm trung khi so sánh với iPhone. Một tính năng nhiếp ảnh khác iPhone nên có là bộ lọc ND (neural density). Các bộ lọc ND thường được sử dụng trong những ngày nắng, khi chụp ngoài trời, và chúng ta muốn hạn chế lượng ánh sáng đi vào ống kính để tránh những vấn đề như cháy sáng bầu trời, trong khi vẫn giữ được độ chính xác của màu sắc. Giống như bạn đeo kính râm cho camera vậy. Smart HDR trên iPhone cho đến nay đã xử lý những tình huống chụp ngoài trời sáng rất tốt. Nhưng với bộ lọc ND, chất lượng ảnh sẽ còn tốt hơn nữa trong những tình huống phức tạp hơn. OnePlus đã trình diễn một chiếc điện thoại concept tại CES hồi đầu năm nay, trong đó sử dụng kính điện sắc để vừa ẩn đi ống kính camera, vừa tạo ra bộ lọc ND. Loại công nghệ này một ngày nào đó sẽ mang lại cho chúng ta thứ ngược lại với Night Mode – chế độ Bright Mode, tức chụp ảnh trong điều kiện thừa sáng. Xác thực sinh trắc học Chúng ta đã có Touch ID trên iPhone 5s, Face ID trên iPhone X, và sau đó là sự trở lại của Touch ID trên iPhone SE 2020. Tất cả đều tốt. Face ID minh bạch hơn Touch ID, nhưng nó lại không hoạt động hiệu quả khi người dùng đeo khẩu trang. Tương tự, Touch ID không hoạt động khi người dùng đeo găng tay, và có thể gặp nhiều vấn đề nếu chúng ta thường xuyên phải rửa tay. Cả hai hình thức sinh trắc học đều không hoàn hảo. Chúng ta cần một hệ thống sinh trắc học đa chế độ. Điện thoại cần ghi nhận đặc điểm hình học của khuôn mặt, trích đoạn giọng nói, vân tay… Nó cũng cần biết được dáng đi của chúng ta, và từ đó dựng nên một hệ thống bảo mật động với khả năng giữ điện thoại mở khóa khi nó chắc chắn chủ nhân đang cầm máy, và chỉ yêu cầu quét sinh trắc học khi không chắc chắn. Theo cách đó, dù cho chúng ta có đang đeo gì hay làm gì, chúng ta sẽ không bao giờ bị chính điện thoại của mình "nhốt ngoài cửa". Hiệu năng Apple, không thể bàn cãi, đã chế tạo được những con chip di động tốt nhất thị trường hiện nay. Chỉ có một vấn đề với vi xử lý dòng A của Apple là chúng quá mạnh đến nỗi uống cạn những viên pin dung lượng thấp và già cỗi nhanh hơn nhiều so với những vi xử lý cũ hơn, hiệu năng thấp hơn. RAM cũng là một vấn đề. RAM là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, và nó khác với bộ nhớ lưu trữ. RAM giống như số lượng đồ vật chúng ta có thể cầm trên tay ở một thời điểm bất kỳ. Bộ nhớ lưu trữ, như SSD, là số lượng đồ vật chúng ta có thể cất vào tủ để rảnh tay làm việc khác. Bởi chúng ta chỉ có thể cầm trên tay cùng lúc một lượng đồ vật giới hạn, khi có một món mới được đặt lên, một vài món cũ sẽ bị rơi ra. Bởi iOS sử dụng các ứng dụng native, không có lớp diễn dịch ở giữa, và không làm những việc như thu thập rác hệ thống, iPhone có thể hoạt động tốt mà không cần nhiều RAM như các điện thoại khác. Nhưng để được như vậy, các ứng dụng phải được viết thật chỉn chu và không chiếm dụng quá nhiều RAM khi hoạt động, đồng thời cũng không giữ RAM lâu hơn mức cần thiết. Mọi chuyện vẫn ổn nếu bạn thường xuyên sử dụng các ứng dụng cũ trước đây, nhưng sẽ không mấy khả quan trong thời đại của những ứng dụng mạng xã hội tối ưu hóa kém, các game trực tuyến được phát triển cho nhiều nền tảng, và các ứng dụng tự diễn dịch chính chúng, như các trình duyệt web với số lượng tab có thể mở là gần như vô hạn, và các ứng dụng máy ảnh, tùy thuộc vào lượng dữ liệu chúng nạp vào và xử lý – vốn tăng theo cấp số nhân qua từng đời máy mới. Những hoạt động như vậy khiến các ứng dụng trên có thể tồn tại sau một, hoặc hai lần chuyển đổi, sau đó chúng sẽ buộc phải tái khởi động và nạp lại . Gần đây, Apple đã bắt đầu xử lý vấn đề này theo cách các điện thoại Android đã xử lý từ nhiều năm qua – thêm RAM. Nếu tin đồn là chính xác, thì iPhone 12 Pro sẽ có đến 6GB RAM. Một số điện thoại Android cũng bắt đầu cho phép người dùng đưa ứng dụng vào RAM để chúng không bao giờ bị tắt. Nhưng làm vậy cũng giống như dùng băng keo để dính các đồ vật vào tay chúng ta. Nó sẽ khiến không gian dành cho những thứ khác mà chúng ta muốn hoặc cần cầm sau này giảm bớt đi. Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này là gì? Chúng ta chưa biết được. Có lẽ các ứng dụng gaming và mạng xã hội nên thực hiện tốt hơn quá trình buffering và duy trì trạng thái hoạt động, để chúng không bị tắt đi và phải nạp lại hoặc khởi động lại, kể cả khi chúng ta để chúng chạy nền trong một thời gian dài. Có nghĩa là chúng ta sẽ có thể tương tác với chúng, hoặc ít nhất là tương tác một phần trong khi chúng tiếp tục cập nhật trạng thái dưới nền. Pin nhiều hơn và tốt hơn Thứ cuối cùng chúng ta luôn có thể nâng cấp là thời lượng pin. Chúng ta đều muốn một cuộc cách mạng về pin nhằm cho phép người dùng chỉ phải sạc một lần, dùng một tuần hoặc một tháng, thay vì phải sạc hai lần hoặc nhiều lần mỗi ngày. Và chúng ta có thể cải thiện các mạng thần kinh để chúng tối ưu hóa quy trình sản xuất pin mà chúng ta đang có hiện nay. Ở trên chỉ là một vài lĩnh vực mà iPhone 11, hay thậm chí là chiếc iPhone tiếp theo – và về cơ bản là mọi chiếc điện thoại khác – chưa đủ tốt. "Chưa"! (Theo Trí Thức Trẻ, Medium) iPhone 12 hỗ trợ mạng 5G sub-6GHz sẽ có giá rẻ hơn các phiên bản "Pro"iPhone 12 sắp ra mắt được cho là sẽ hỗ trợ mạng 5G. Thông tin rò rỉ mới nhất cho biết, 2 mẫu iPhone 12 sẽ có giá rẻ hơn nhờ dùng mạng 5G sub-6GHz. |