Chúng tôi,ôngthểbìnhthườtỷ số empoli hôm nay những bác sĩ tham gia tổng đài tư vấn bệnh nhân F0 của Sở Y tế TP HCM đã tưởng sẽ được giảm bớt áp lực công việc từ khi cả nước bước sang "bình thường mới". Nhưng hai tuần nay, các cuộc gọi đến cứ tăng lên. Vẫn những câu hỏi tôi đã trả lời suốt mấy tháng: "Bác sĩ ơi, em test Covid bị hai vạch rồi", "Sao em chích hai mũi rồi mà vẫn dương tính hở bác sĩ?", "Cả nhà em lại dương tính hết rồi, em lo quá!".
Đa phần các ca F0 mới đều đã được tiêm hai mũi vaccine, triệu chứng có phần nhẹ hơn. Bệnh nhân của tôi thường mô tả chỉ sốt nhẹ, ho, sổ mũi như cảm cúm thông thường. Nhưng vẫn có một số có bệnh nền, lớn tuổi và diễn tiến nặng. Vài hôm trước, tôi tiếp nhận một ca F0 gọi đến và phải liên hệ để chuyển viện ngay vì diễn tiến xấu quá nhanh. Bệnh nhân ung thư phổi, nhưng vẫn sinh hoạt được bình thường. Bà bị sốt, thử test nhanh ra kết quả dương tính với Covid. Nồng độ oxy trong máu vừa 95% buổi sáng, đến trưa đã tụt xuống còn 80%. Nhập viện, bà phải thở máy ngay và tiên lượng tử vong.
Nước ta đang bước vào giai đoạn bình thường mới, nhưng không phải là bình thường.
Phải hiểu giai đoạn này là thế nào? Nghĩa là Việt Nam vẫn chưa khống chế được toàn bộ dịch, vẫn còn khả năng cao xuất hiện làn sóng dịch mới. Nghĩa là chúng ta có thể đi làm ăn, sinh hoạt, sản xuất để cuộc sống không ách tắc, nhưng nếu không tự phòng vệ tốt, cơn bão Covid sẽ quay lại.
Làm sao để duy trì nhịp sống mà không làm tình hình dịch tăng lên?
Làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn lâu năm trong bệnh viện, tôi luôn thấy rằng việc thuyết phục mọi người, từ nhân viên y tế đến bệnh nhân, thân nhân người bệnh tuân thủ các biện pháp phòng chống lây nhiễm không hề dễ.
Có những thói quen đã tồn tại rất lâu khiến con người khó thay đổi. Trong môi trường y tế, chúng tôi "sắp đặt" làm sao để kiến thức về phòng chống lây nhiễm được truyền thông khắp nơi, mọi người đều được tập huấn, hiểu rõ các đường lây truyền của vi sinh vật, cách làm gì để phòng chống. Nhưng đến lúc làm việc, sinh hoạt, thực hành thì không ít người quên hoặc không tuân thủ.
Tôi từng làm một khảo sát. Khi hỏi nhân viên rằng biện pháp nào quan trọng nhất để phòng ngừa lây nhiễm, hơn 97% trả lời là phải vệ sinh tay, hơn 98% trả lời sẽ rửa tay khi ở trong môi trường chăm sóc bệnh nhân. Nhưng đến khi quan sát thực tế, chỉ hơn 50% rửa tay sau khi sờ vào các môi trường này.
Như vậy, giữa kiến thức và thực hành luôn có một khoảng cách. Vì sao vậy? Các nghiên cứu liên quan dịch tễ học cho biết lý do để con người không để ý tuân thủ các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn không phải do thiếu kiến thức mà do các các rào cản xuất phát từ tâm lý, từ nhận thức cá nhân, các thói quen và cả tác động của yếu tố văn hóa.
Mặt tích cực của Covid-19 tôi thấy rất rõ là ý thức phòng chống lây nhiễm của mọi người tăng lên. Theo khảo sát và tổng hợp từ các báo cáo của chúng tôi, trước đây, tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế trong chăm sóc bệnh nhân dao động từ 50% - 70%. Trong dịch, tỷ lệ này tăng lên 90% ở hầu hết các bệnh viện tại Việt Nam, kể cả một số nước. Với dân chúng cũng vậy, giờ đây chúng ta đều có sẵn nước rửa tay tại các khu vực tiếp đón, nơi công cộng, bệnh viện, thang máy, công sở. Hầu hết mọi người đều tự giác mang khẩu trang.
Nhưng những thay đổi tích cực này dường như bắt đầu xao nhãng. Người ta dường như quên quá nhanh những mất mát do Covid-19 gây ra. Hôm qua, ngay gần nhà tôi, vài đám đông lại tụ tập ăn uống, đàn hát, không khẩu trang, không khoảng cách.
Mầm bệnh Covid-19 vẫn còn đó, trên con người, trên vật dụng, trên các bề mặt, trong môi trường kém thông khí, thậm chí cả trong không khí. Lây nhiễm dễ xảy ra khi chúng ta tiếp xúc gần với người có virus, đặc biệt trong môi trường kín. Tâm lý chủ quan, cho rằng chúng ta thoải mái mà sống chung với dịch, cho rằng có mắc bệnh cũng sẽ không sao vì nhiễm rồi, tiêm rồi có thể tạo ra cơ hội vàng cho virus tấn công cộng đồng. Thiệt thòi nhất sẽ là người yếu thế về sức khỏe.
Dự báo số F0 phát sinh trong những ngày tới sẽ tiếp tục tăng cao do nguồn lây vẫn âm thầm tồn tại trong cộng đồng. Tôi cho rằng giờ đây là lúc xốc lại chiến lược phòng dịch lâu dài của các đơn vị nhỏ nhất, là các khu phố, phường, xã, ấp và đến từng cá thể là người dân.
Chống dịch đã đến lúc được cá nhân hóa đến từng người, theo cách tiếp cận từ dưới lên, tức từ từng mắt xích trong cộng đồng là các cá thể. Làm sao để cài đặt thói quen mới vào tiềm ý thức hàng ngày của từng người? Có lẽ hô hào suông là không đủ.
Các đơn vị nhỏ nhất như ấp, khu phố, phường, xã, doanh nghiệp, cửa hàng, nếu chưa làm, có thể vẽ các đường kẻ phân chia chỗ ngồi, nơi xếp hàng, làm việc, thiết lập quy định cứng để tổ chức lại hoàn toàn không gian của mình. Các tổ dân phố có thể lập đội tự quản, phường xã có thể lập các đội tuần tra 5K, đi tuần mỗi ngày để nhắc nhở người dân cách nhau ít nhất một mét, tránh tụ tập...
Nghe thì đơn giản, ai mà chẳng biết, nhưng sẽ có rất nhiều người không làm. Vì thế, nếu cần, đội tuần tra có thể xử phạt hành vi gây nguy cơ lây lan dịch. Chẳng ai muốn thêm chế tài, nhưng khó đúng lúc còn hơn dễ bừa, thiết lập những biện pháp quyết liệt hơn là cách để cả cộng đồng có thể cùng nhau đi đường dài. Khi thói quen cộng đồng đã được ổn định, chúng ta có thể rút các đội tuần tra 5K về.
"Bình thường mới" nghĩa là vẫn không bình thường, nghĩa là cuộc chiến chống dịch đang tiếp diễn không ít cam go, là mỗi chúng ta có thể trở thành F0 bất kỳ lúc nào.
Lê Thị Anh Thư
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)