Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày tại hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) Với chủ đề "Hợp tác - phát triển bền vững,ủtướngkỳvọngLongAntrởthànhđầutàukinhtếcảnướkq jeju united" Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Long An đã được tổ chức sáng 17-10 có sự tham dự của hàng trăm doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây là sự kiện đánh dấu 3 năm công bố và thực hiện quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội của tỉnh, đồng thời cũng là diễn đàn khẳng định quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Long An đối với các nhà đầu tư đã, đang và sẽ đến với Long An. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế và các địa phương khu vực phía Nam đã đến dự Hội nghị. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh năm đầu tiên tỉnh Long An triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X với định hướng đến năm 2020, sẽ xây dựng được nền tảng bảo đảm phát triển nhanh và bền vững. Bước vào năm 2016, 3 năm sau thời điểm Quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội chính thức được triển khai, Long An có những bước chuyển đáng ghi nhận, trong đó có cả những con số duy trì tốt trong lĩnh vực thu hút đầu tư cũng như cải thiện môi trường đầu tư. Đến nay, toàn tỉnh thu hút khoảng 772 dự án với số vốn đăng ký trên 5 tỷ USD, trong đó nguồn vốn đến nhiều nhất từ các nhà đầu tư Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore và Hoa Kỳ. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, Long An đứng đầu các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong thu hút vốn đầu tư, đặc biệt thu hút đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế này góp phần giúp Long An duy trì tốc độ phát triển GDP trên 12%/năm gần gấp đôi so với mức tăng trưởng kinh tế của cả nước, đưa kinh tế Long An từ tỉnh thuần nông sang tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp. Tuy nhiên, một số dự án đầu tư vào Long An vẫn nằm trong nhóm "kinh tế nâu" tiềm năng sẽ gây ô nhiễm lớn, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của tỉnh hiện tại và tương lai… Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những thành tựu kinh tế-xã hội của Long An 5 năm qua. Đây là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nằm trong nhóm tăng trưởng cao của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Năng lực cạnh tranh và môi trường đầu tư của tỉnh luôn được cải thiện nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn (chỉ số PCI của tỉnh Long An xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố; xếp thứ 2/13 tỉnh, thành phố Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sau tỉnh Đồng Tháp). Hoan nghênh cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo tỉnh Long An về cơ chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng: "Thủ tục nhanh gọn-kinh doanh an toàn-đầu tư hiệu quả-phát triển bền vững," Thủ tướng cho rằng, hiếm nơi nào trên cả nước có vị trí kinh tế chiến lược như tỉnh Long An. Địa phương này thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh; có đường biên giới quốc gia với Camphuchia 133km; khu kinh tế cửa khẩu gần 14 ngàn ha, gồm cửa khẩu quốc Bình Hiệp và Long Khốt; có điều kiện thuận lợi phát triển nhiều mô hình nông nghiệp mang lại giá trị gia tăng cao. “Chính phủ cũng như bản thân tôi đặt kỳ vọng Long An sẽ vươn mình trở thành một trong những đầu tầu kinh tế mạnh nhất cả nước trong nhiệm kỳ này,” Thủ tướng mong muốn. Để đạt được tầm nhìn mạnh bạo này, theo Thủ tướng, điểm then chốt là xây dựng được niềm tin để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư mạnh mẽ vào Long An. Yêu cầu các bộ, ngành tạo những điều kiện tốt nhất, Thủ tướng cũng gợi những đòn bẩy quan trọng để Long An bứt phá vươn lên. Điều kiện đầu tiên, theo Thủ tướng là phải đẩy mạnh chính quyền liêm chính phục vụ, để xây dựng niềm tin của doanh nghiệp phải lấy sự hài lòng của doanh nghiệp, của dân làm thước đo kết quả công việc. Thủ tướng chỉ đạo Long An lưu ý ứng dụng tối đa công nghệ thông tin để phục vụ doanh nghiệp và người dân trong thủ tục hành chính cũng như quản lý thông tin để bảo đảm thực hiện nghiêm túc cam kết với doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt, cần phải đặt doanh nghiệp vào vị trí trung tâm của sự phát triển mà các chính sách của Chính phủ và chính quyền Long An phải hướng tới, phải hỗ trợ. Tiếp đó là tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh đối thoại với doanh nghiệp; làm tốt công tác quy hoạch. Thủ tướng phân tích, xây dựng Long An thành một đầu tầu kinh tế như Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương không có nghĩa rằng những gì hai địa phương này làm thì mình làm theo mà Long An phải căn cứ vào lợi thế đặc biệt là có thể học từ kinh nghiệm thành công cũng như thất bại của các địa phương đi trước, khắc phục sai lầm để đi nhanh hơn; lưu ý trong quy hoạch cần có những nét riêng, tạo ra thế mạnh cạnh tranh khác biệt. Thủ tướng cũng yêu cầu Long An xác định rõ hướng phát triển bền vững-vì môi trường; đi đôi với phát triển kinh tế là phải đảm bảo môi trường sống bình yên, an toàn, trong lành cho người dân. Khẳng định với các nhà đầu tư tham dự hội nghị, Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ sẽ coi thành công của Long An là một phần quan trọng của chính mình. Vì vậy, Chính phủ cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào tỉnh Long An. Thủ tướng cũng mong các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài nghiên cứu các cơ hội đầu tư, hợp tác chặt chẽ với chính quyền để xây dựng ở Long An những cụm công nghiệp mạnh, sạch, có tính cạnh tranh cao. “Vướng mắc ở đâu mà cần trung ương tham gia, xin cho tôi biết trực tiếp," Thủ tướng nêu rõ. Thủ tướng cũng không quên đề nghị các nhà đầu tư, doanh nghiệp thực hiện đúng phương châm “nói đi đôi với làm,” thực hiện đúng các cam kết với lãnh đạo tỉnh và lưu ý tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh. Tại Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An Trần Văn Cần khẳng định, Long An sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước thực hiện thành công các dự án của mình với phương châm: "Khó khăn của “bạn” cũng là khó khăn của chúng tôi, và thành công của “bạn” cũng chính là thành công của chúng tôi.” Hai lĩnh vực đang được tỉnh ưu tiên kêu gọi đầu tư tại hội nghị là: xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Long An đã lựa chọn ra 16 dự án để ưu tiên kêu gọi đầu tư; trong đó có 2 trong số 3 công trình trọng điểm là: công trình Trục hạ tầng giao thông-đô thị kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và công trình Đường vành đai thành phố Tân An. Đáng chú ý, trước hội nghị 1 ngày, từ ngày 16/10, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Long An đã chính thức đưa vào hoạt động. Từ đây, tất cả thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của 6 Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Xây dựng, Công Thương, Khoa học và Công nghệ vào thực hiện tại một đầu mối là Trung tâm. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong công tác cải cách hành chính và nâng cao khả năng bảo đảm cung cấp dịch vụ công nhanh, gọn, hiệu quả cho doanh nghiệp quan tâm và đầu tư tại Long An. Người dân và doanh nghiệp khi yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính tại Trung tâm, có thể lựa chọn đánh giá mức độ hài lòng đối với tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ và thủ tục hành chính thông qua trang thông tin điện tử: http://hcc.longan.gov.vn hoặc máy tính bảng đặt tại quầy tiếp nhận, việc đánh giá này được xếp hạng, công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Trung tâm. Trong khuôn khổ hội nghị, Lễ ký kết ghi nhớ giữa tỉnh Long An với 4 nhà đầu tư trong nước và quốc tế đã diễn ra với tổng số vốn đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng đồng thời, lãnh đạo tỉnh Long An cũng đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 12 nhà đầu tư trong nước và quốc tế với tổng vốn đầu tư hơn 4.300 tỷ đồng./. Theo TTXVN |