Chiều 24/8,ámđốcSởYtếTPHCMNgàynàotôicũnggiảiquyếtđơnnghỉviệty so 7m cn tại cuộc họp giám sát của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội với Sở Y tế TP.HCM, ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế chia sẻ, khó khăn lớn nhất lúc này của ngành là biến động nguồn nhân lực. “Hiện nay, ngày nào tôi cũng phải ký giải quyết nghỉ việc cho nhân viên y tế công lập. Không chỉ y tế cơ sở nghỉ mà giờ đây phần đông là nhân viên các bệnh viện công lập”, ông Tăng Chí Thượng nói. Theo đó, trong năm 2021 và nửa năm 2022, TP.HCM đã có trên 2.000 nhân viên y tế nghỉ việc, chủ yếu là bác sĩ và điều dưỡng. Ông Thượng cho hay, khó khăn nhất lúc này là nhân lực điều dưỡng, bệnh viện nào cũng than chưa bao giờ khó tuyển điều dưỡng như hiện nay. Ông Thượng dẫn chức, tiêu chuẩn ở bệnh viện hạng 1, mỗi bác sĩ phải có 3 điều dưỡng, nhưng hiện tỷ lệ này chỉ ở mức 1,5 đến 2 điều dưỡng/1 bác sĩ. Nếu như bác sĩ có thể làm phòng mạch để tăng thêm thu nhập, điều dưỡng lại hoàn toàn trông chờ vào đồng lương nhà nước. Ông Thượng đề nghị cần có chính sách giữ chân lực lượng lao động lớn nhất của ngành y tế bởi việc thiếu hụt điều dưỡng sẽ ảnh hưởng chất lượng chăm sóc người bệnh. Bên cạnh đó, đời sống nhân viên y tế càng thêm khó khăn sau đại dịch. Giám đốc Sở Y tế dẫn chứng, một bệnh viện trên địa bàn trước đây có thu nhập vào loại khá, chuyển đổi công năng điều trị Covid-19 trong dịch. Khi hết dịch, thành phố không rót kinh phí, nhân viên bệnh viện không có tiền. Hiện thu nhập tăng thêm của nhân viên tại đây là 0 đồng, chỉ có lương cơ bản. Ông Thượng cũng cho biết, nợ công của nhiều bệnh viện hiện tăng dần. Gần đây, một số công ty dược đã lên tiếng yêu cầu các bệnh viện khẩn trương trả tiền. Theo Sở Y tế TP.HCM, thống kê 6 tháng đầu năm 2022, có 891 viên chức nghỉ việc. Số người làm việc năm 2021 là 42.914 người. Số người làm việc 6 tháng đầu năm 2022 là 42.608 người, bao gồm hơn 8.800 bác sĩ, hơn 1.100 y sĩ, hơn 16.100 điều dưỡng và hộ sinh, hơn 2.800 kỹ thuật viên, hơn 2.700 dược sĩ. Mặc dù tổng số người làm việc giảm không nhiều so với năm 2021 nhưng gây khó khăn không nhỏ cho các cơ sở y tế công lập. Lý do là hầu hết người nghỉ việc là người có thâm niên, kinh nghiệm, còn người mới được tuyển dụng là nhân viên mới cần có thêm nhiều thời gian để thay thế. Tại sao bệnh viện hạng đặc biệt vẫn hụt hơi khi tự chủ toàn diện?"Sau 2 năm, 3 mục tiêu ban đầu đặt ra đều không đạt. Chúng ta nên dừng thí điểm bệnh viện tự chủ toàn diện, chỉ thực hiện tự chủ toàn điện khi các điều kiện đã chín muồi", TS Nguyễn Huy Quang nói. |