“Mr 4.0” kể chuyện dạy lập trình robot_tỷ số america
Đưa STEM bài bản đến các trường
Ngày 1/1/2018,ểchuyệndạylậptrìtỷ số america mạng xã hội STEM.VN do Học viện STEM (DTT EduSpec), đơn vị thành viên của Công ty Cổ phần Công nghệ DTT xây dựng từ 2015, đã ra mắt phiên bản mới, “hòa mạng” cùng Hệ tri thức Việt số hóa (iTrithuc.vn). Đây là dấu mốc tiếp theo ghi nhận nỗ lực của DTT trong việc góp phần chuẩn bị nhân lực trong cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0. Trước đó, từ năm 2011, ông Nguyễn Thế Trung và Công ty DTT đã triển khai phổ cập chương trình giáo dục STEM (giáo dục tích hợp Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học-PV), trong đó có lập trình robot tới các trường học trên toàn quốc. Ước tính, DTT đã đầu tư khoảng 5 triệu USD để mua bản quyền chương trình giáo dục STEM của Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) và triển khai phổ cập chương trình này đến với nhiều giáo viên, học sinh.
Gần chục năm qua, song song với việc vận động để đưa giáo dục STEM vào trường học dưới dạng các câu lạc bộ robotics, khoa học máy tính, khoa học dữ liệu…, DTT đã mở ra các trung tâm đào tạo độc lập để tạo cơ hội cho ngày càng nhiều học sinh được tiếp cận với mô hình giáo dục này. Hiện DTT đã có cơ sở tại 5 tỉnh, thành phố, đưa chương trình giáo dục STEM đến được với 100.000 lượt học sinh tại khoảng 500 câu lạc bộ tại các trường trên cả nước; đào tạo được cho 130 giáo viên có thể độc lập đào tạo về chương trình này và hàng ngàn giáo viên có kiến thức cơ bản. “Con số này còn nhỏ. Chúng tôi còn phải cố gắng rất nhiều để STEM đến được với nhiều học sinh hơn”, ông Trung nói.
Nói về quyết định đầu tư đưa giáo dục STEM bài bản về Việt Nam, ông Trung cho hay, tìm hiểu các chương trình đào tạo trên thế giới thì thấy, nhiều nước đã đào tạo công nghệ thông tin từ cấp tiểu học. Với số đông học sinh được phổ cập về khoa học máy tính thì không những chúng ta tạo nên được nền tảng tư duy và phương pháp luận cho học sinh để khi vào đại học hay đi làm mà còn tạo ra được những thay đổi về nhận thức của xã hội và có thể nhóm lên ngọn lửa sáng tạo mang tính lan tỏa. Ví dụ, năm 2011 một học sinh lớp 2 đã lập trình điều khiển được robot phần nào đã làm cho nhiều nhà quản lý giáo dục thay đổi tư duy về giáo dục kỹ thuật, tin học, cũng như giúp cho phụ huynh và các học sinh lớn hơn dành nhiều thời gian tìm hiểu về đổi mới sáng tạo, trong đó nổi bật là làn sóng giáo dục STEM.
本文地址:http://pro.rgbet01.com/html/493b499227.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。