Chị Nguyễn Thị Hằng (Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết cậu con trai học lớp 12 vừa mới trở thành F0 hôm thứ 7 tuần trước. “Con mình 18 tuổi,ậtkýngườimẹchămconmắlich ngoai hang anh đã tiêm đủ mũi. Hôm 7/2, con đi học trở lại. Đến thứ 6 tuần trước, sau 5 ngày đi học, khi về con có triệu chứng hắt hơi giống cảm cúm, sức khoẻ bình thường và không sốt. Tôi cho con uống thuốc cảm cúm thông thường. Đến thứ 7 con vẫn đi học, sức khoẻ bình thường, triệu chứng vẫn vậy. Tôi tiếp tục cho con uống thuốc cảm cúm” – chị Hằng chia sẻ. | Ảnh: Thanh Hùng |
Đọc báo thấy khi đi học trực tiếp có nhiều học sinh nhiễm Covid-19, chị Hằng hỏi lại thì con trai nói lớp cũng có nhiều bạn triệu chứng giống con, nên chị Hằng test cho con thì lên 2 vạch mờ. “Thấy con “dính”, việc đầu tiên là mình cho con xông mũi. Sau đó, mình báo với cô chủ nhiệm của con. Cô nói gia đình điều trị sau 3 lần âm tính thì cho con đi học lại” – chị Hằng cho biết. “Sang ngày hôm sau, con ăn ngủ bình thường, không ho, không sốt, không sổ mũi, giọng nói vẫn giống như cảm cúm. Mình cho con xông mũi, xông cả người và tắm nước lá xông luôn, vẫn uống thuốc cảm cúm. Con trai bị mẹ bắt xông còn than thở “con bình thường mà mẹ cứ làm như con ốm nặng lắm”. Cả nhà mình vẫn ăn uống giao tiếp bình thường, không quá căng thẳng”. Sang tới thứ 2 vừa rồi, con chị Hằng vẫn có những triệu chứng như trước, không nặng hơn. Tuy nhiên, cậu bé phát hiện ra mình bị mất khứu giác, không ngửi thấy mùi đồ ăn. Chị Hằng vẫn cho con xông mũi ngày 2 lần. Đồng thời vẫn uống thuốc cảm cúm, uống thuốc bổ tăng cường, nước cam chanh các loại và thường xuyên uống nước ấm, không để cổ họng khô. Ngày thứ ba, chị Hằng tiếp tục cho con trai xông mũi, tắm lá xông... Cuối ngày, khi cậu con trai test thì đã về 1 vạch. Tuy nhiên, theo quy định của trường phải âm tính 3 lần mới đi học lại. Do đó, chị Hằng xin cho con nghỉ tới hết tuần này cho yên tâm Chị Hằng cho biết khi con là F0, cả gia đình không quá lo lắng vì ở trong vùng dịch từ hè 2021 tới giờ, trải qua những thời điểm căng thẳng nhất. Đồng thời, con đã tiêm đủ 2 mũi “Tuy nhiên, tùy theo thể trạng, đề kháng mỗi bé mà bệnh sẽ có chuyển biến bệnh khác nhau” – vị phụ huynh này lưu ý. “Do đó, mình cho rằng khi cho con đi học lại thì đã sẵn sàng đón nhận những thông tin như bệnh có thể sẽ lây lan nhanh và nhiều, nhưng cứ bình tĩnh, không lo lắng quá nhưng cũng không chủ quan. Nếu không may con trở thành F0 thì điều trị, khi nào khỏi lại đi học tiếp”. Cũng từng có cậu con trai lớp 4 là F0, chị Thúy Anh (Quận 1, TP.HCM) cho biết con bị sốt mất hai ngày. “Tôi bị Covid trước, rồi tới chồng và sau đó là con. Con còn nhỏ, chưa được tiêm vắc xin nên khi con sốt, tôi test nhanh cho con thấy lên 2 vạch thì choáng váng. Nhưng có kinh nghiệm từ bản thân, hàng ngày tôi cho con xông mũi họng, sử dụng một số thuốc cảm cúm và theo dõi chặt chẽ tình trạng của con. Thấy con dù sốt nhưng không quá cao và uống thuốc vẫn hạ sốt được, lại ăn uống được và chỉ hơi uể oải nên chúng tôi quyết định trước mắt để con ở nhà. Vì cả hai vợ chồng vừa mắc xong nên cả nhà sinh hoạt chung như bình thường, không cách ly ai cả”. Sang đến ngày thứ ba, con chị Thúy Anh không sốt nữa và rất ít ho. Chị cho con xông mỗi ngày 2 lần, ăn uống như bình thường nhưng tăng cường thêm nước ép trái cây, sữa… “Tôi báo với cô giáo và xin cho con nghỉ học online cho đến khi khỏe hẳn. Nhưng được ba hôm, con ngồi chơi mãi tự thấy chán nên khi mình gợi ý hay cứ vào lớp học cùng các bạn, mẹ xin phép cô cho con chỉ cần nghe mà không phải trả lời câu hỏi, khi nào mệt thì nghỉ thì cu cậu đồng ý, lại lên lớp đều”. F1 cũng được chăm kỹ Ngày 10/2, con gái chị Linh Lan (quận Ba Đình, Hà Nội) trở lại trường. Chỉ sau buổi học đầu tiên, cô giáo đã thông báo lớp có F0. Bé bị F0 và 4 bạn ngổi trước, sau, trái, phải của bé là F1 phải nghỉ học. Sau đúng 1 tuần học trực tiếp, khi lớp có 3 F0 và có tổng cộng 19 học sinh nghỉ học, lớp của con chị chuyển học online. Cô bé con của chị Lan là một trong những F1 của lớp. “Từ hôm con đi học, mình cứ vừa mừng vừa lo vì đã “bẩy” được con ra khỏi nhà. Nhưng đồng thời trong nhà còn có ông bà người cao huyết áp người bị tiểu đường, và em của bé mới 3 tuổi chưa được tiêm phòng”. Vì vậy, hàng ngày trước khi đi học chị đều nhắc con xịt mũi, họng bằng nước muối, khi về ngoài rửa tay sát khuẩn cũng xịt mũi họng. Vitamin các loại chị cho uống thường xuyên để tăng sức đề kháng. “Tới khi biết con là F1, ban đầu mình cũng hơi hoảng. Mình test nhanh cho bé luôn, kết quả âm tính nên trấn tĩnh lại. Tuy nhiên, sau đó mình lên một lịch chăm con và “canh chừng” cả cho ông bà và bé con”. Chị Lan mua bồ kết bề đốt trong nhà để khử khuẩn. Hàng ngày, ngoài vitamin tổng hợp, chị cho con uống thêm viên tỏi, ngậm vitamin C, và uống viên thuốc phòng cúm của Nga “do bạn bè mách cho”. Sau 3 ngày, chị lại cho cả nhà test chứ không phải mình cô bé con bởi theo chị, có những người bị không triệu chứng, nếu không cẩn thận lại lây lẫn nhau mà không biết. Chị Lan cho biết đến thứ 6 sẽ lại test thêm lần nữa cho đủ 3 lần thì mới yên tâm hoàn toàn được. “Thấy con ở nhà học online thì mình có cảm giác an toàn hơn, nhưng lại “sôi gan” vì con lại tiếp tục vừa học vừa chơi điện tử, xem youtube, chat chit đủ cả” – chị Lan than thở. Test thử liên tục cũng là cách mà nhiều phụ huynh có con là F1 đang áp dụng cho con mình. Chị Lê Minh Hương (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ trước khi quyết định cho con đi học đã chuẩn bị tâm lý về việc có F0 trong lớp của con, hoặc tệ hơn là chính con trở thành F0. Dù vậy, trước thông tin về ca nhiễm liên tục tăng trong trường học, và lớp của con may mắn chưa có F0 nào, chị vẫn không khỏi lo lắng. "Dẫu sao, tôi cũng chỉ biết lo cho con ăn uống đầy đủ, bổ sung vitamin tăng sức đề kháng và liên tục nhắc nhở con phải cẩn thận khi tới trường học. Dù sao, tôi thấy con đang khá hào hứng đi học và đã có những chuyển biến tích cực khi về nhà, chịu giao tiếp với bố mẹ hơn, nên mong rằng lớp của con sẽ không phải học online trở lại". Phương Chi PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu chỉ sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhàCho trẻ uống thuốc theo ''tư vấn'' trên mạng, hạ sốt không đúng cách, đo sai chỉ số SpO2… là những sai lầm thường gặp khi chăm sóc, điều trị trẻ mắc Covid-19 tại nhà. |