Trải qua 6 lần tổ chức,ốvấncủaZaloAIChallengequytụnhữngchuyêngiahàngđầtỷ số hôm nay Zalo AI Challenge luôn nhận được sự quan tâm và góp sức từ cộng đồng chuyên môn. Các chuyên gia cố vấn của cuộc thi sẽ theo sát toàn bộ quá trình cuộc thi và đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng chuyên môn cũng như tư vấn cho các đội thi, góp phần phát hiện những nhân tố tài năng của ngành AI Việt Nam.
Ban cố vấn cuộc thi năm nay gồm có: TS. Châu Thành Đức - Trưởng bộ phận nghiên cứu Zalo AI Lab, Giảng viên ĐH Khoa học tự nhiên; TS. Nguyễn Trường Sơn - Giám đốc khoa học tại Zalo AI; ông Nguyễn Minh Triết - Trưởng nhóm khoa học dữ liệu tại Zalo AI; ông Nguyễn Minh Tú, Giám đốc Công nghệ (CTO) tại Zalo.
Ngoài các nhân sự cấp cao của Zalo AI, cuộc thi năm nay cũng nhận được đồng hành bởi những tên tuổi lớn trong ngành như: GS. Nguyễn Lê Minh, hiện là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Interpretable AI ở Viện khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản (JAIST); PGS. Trần Thanh Long, Phó trưởng khoa, Giám đốc nghiên cứu, khoa Khoa học máy tính, ĐH Warwick; TS. Ngô Đức Thành - Trưởng khoa Khoa học Máy tính, đại học CNTT TP.HCM.
Mong muốn truyền cảm hứng cho các tài năng trẻ
GS. Nguyễn Lê Minh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Interpretable AI ở Viện khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản (JAIST) mặc dù đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản vẫn nhận lời làm cố vấn cho cuộc thi. Giáo sư cho biết, ông đã bị thuyết phục bởi chính những giá trị thiết thực mà cuộc thi mang lại cho cộng đồng.
“Zalo AI Challenge là một cuộc thi bổ ích và khuyến khích các tài năng trẻ thực hành các giải pháp AI và mang AI gần gũi hơn với cuộc sống. Các dữ liệu và phương pháp từ cuộc thi có giá trị khoa học và cũng rất có giá trị về mặt ứng dụng”, GS. Minh chia sẻ.
Luôn trăn trở về việc xây dựng cộng đồng trẻ làm chủ công nghệ để tạo ra các Generative AI chất lượng dành cho người Việt, với hơn 20 năm nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực công nghệ và AI, GS. Nguyễn Lê Minh hy vọng sự tham gia của mình vào ban cố vấn góp phần giúp cuộc thi xây dựng cộng đồng và truyền cảm hứng cho thế hệ tương lai.
GS. Minh tâm huyết chia sẻ: “Chúng ta cần thúc đẩy cộng đồng AI phát triển. Trong tương lai, nếu tập trung huy động nguồn lực lớn cả về mặt tài nguyên và nhân lực để tạo ra mô hình ngôn ngữ lớn chung cho người Việt để giúp cộng đồng các nhà khoa học và kỹ sư khám phá các ứng dụng cho AI (tương tự như cách Meta chia sẻ Llama-2) thì chúng ta có thể khuyến khích sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của các ứng dụng Generative AI chất lượng dành cho người Việt”.
Theo GS. Minh, một cuộc thi như Zalo AI Challenge sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng. Các dữ liệu từ cuộc thi có thể trở thành một nguồn tài nguyên hữu ích, đóng góp cho việc nghiên cứu và phát triển của cộng đồng nhà nghiên cứu và kỹ sư AI sau này.
Đánh giá cao tính ứng dụng vào thực tiễn
Phần “tinh túy” nhất của cuộc thi Zalo AI Challenge năm nay được nhận xét là nằm ở đề bài. Để thống nhất được đề bài, hội đồng ban cố vấn đã trải qua 5 tháng làm việc miệt mài. Khi kể về hành trình ra đề, TS. Châu Thành Đức - Trưởng bộ phận nghiên cứu Zalo AI Lab cho biết, ban cố vấn đã bỏ nhiều công sức để “cân đo đong đếm” và chọn ra 3 đề bài phù hợp nhất từ hơn 30 đề xuất, để đảm bảo đúng với tiêu chí của cuộc thi là đề cao tính ứng dụng thực tiễn.
Theo TS. Châu Thành Đức, mỗi đề bài ở Zalo AI Challenge năm nay đều có tính ứng dụng vào thực tiễn như có thể tạo sinh được những đoạn nhạc chuông, hình vẽ quảng cáo cho một mô tả sản phẩm hay dạy mô hình có khả năng suy luận và tính toán.
TS. Đức cho rằng: “Từng bài toán trong đề thi đều là những vấn đề thường gặp ngoài thực tế. Nếu được đầu tư phát triển thêm, các lời giải có được từ cuộc thi có thể xây dựng thành những giải pháp lớn hơn cho nhiều bài toán và ứng dụng tương tự trong đời sống hiện nay”.
Chung tay kết nối và phát triển cộng đồng AI
Thuộc thế hệ “mở đường” cho lĩnh vực AI tại Việt Nam, các chuyên gia trong ban cố vấn đều cho rằng, khó khăn lớn nhất của các bạn trẻ đang theo đuổi ngành công nghệ AI là sự phát triển rất nhanh của lĩnh vực này. Để bắt nhịp và không bị đào thải, ngoài kiến thức nền tảng các bạn trẻ cần trang bị khả năng tư duy logic và nắm bắt vấn đề. Do đó, cuộc thi như Zalo AI Challenge được coi là một cơ hội “vàng” để các đội thi có thể cọ xát thực tế và được huấn luyện từ thế hệ những nhà nghiên cứu và phát triển AI nhiều kinh nghiệm.
Ngoài ra, với một sân chơi như Zalo AI Challenge, giá trị của cuộc thi không chỉ nằm ở giải thưởng hay sự thành công của mỗi cá nhân, mà còn ở tính kết nối với cộng đồng.
TS. Châu Thành Đức gửi gắm đến các bạn trẻ: “Sự gắn kết và học hỏi từ cộng đồng thông qua Zalo AI Challenge cũng vô cùng quan trọng. Con đường phát triển AI ở VN là một hành trình dài đầy thách thức. Phải có sự gắn kết và chia sẻ trong cộng đồng chúng ta mới có thể tiến xa được trên hành trình đó”.
Tấn Tài