Trung Quốc là "xương sống" của phản ứng toàn cầu đối với biến đổi khí hậu?ốcđangâmthầmdẫnđầuthếgiớivềchốngbiếnđổikhíhậnhan dinh chinh xac bong da
Tham vọng về năng lượng và biến đổi khí hậu của Trung Quốc đã trở thành tâm điểm chú ý tại Cop29, hội nghị khí hậu của Liên Hợp Quốc vừa kết thúc tại Baku, Azerbaijan.
Nguồn tin từ Reuterscho biết, trong suốt hội nghị kéo dài 12 ngày, Trung Quốc đã chiếm ưu thế trong Cop29, trái ngược với sự thể hiện khá bình thản của Mỹ.
Theo phân tích từ giới chuyên môn, sự thoái lui của Washington trong hầu hết các vấn đề liên quan đến khí hậu một phần bắt nguồn từ việc Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ và thái độ phản đối rõ ràng của ông đối với việc giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Trong quá khứ, tại nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông Donald Trump từng quyết định rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris, và ông có thể sẽ một lần nữa làm điều này, dù Tổng thống Joe Biden đã tái gia nhập năm 2021.
Nhận định này là hoàn toàn có cơ sở vì ông Trump vẫn duy trì quan điểm nhất quán rằng biến đổi khí hậu là một "trò lừa bịp". Ông còn ví vấn đề này là "tưởng tượng", "không tồn tại" hay "một loại thuế rất tốn kém".
Điều này đã gián tiếp giúp Trung Quốc chiếm ưu thế trong Cop29, khi lấp đầy khoảng trống do Mỹ để lại.
Zhao Yingmin, một trong những đại biểu COP29 của Trung Quốc và là Thứ trưởng Bộ Sinh thái và Môi trường của nước này, thậm chí đã tiến xa hơn một bước.
Ông được cho là đã tổ chức các cuộc họp riêng với các đại biểu từ các quốc gia đang phát triển trong những giờ cuối cùng của hội nghị, và rốt cuộc, một thỏa thuận được đưa ra, với nội dung kêu gọi các quốc gia giàu có tài trợ 300 tỷ USD mỗi năm cho đến 2035.
Điều này cho thấy Trung Quốc đang dần trở thành một phần không thể thiếu, và đang không ngừng củng cố vị thế của mình trong chuỗi phản ứng toàn cầu về biến đổi khí hậu.
Khi áp lực khí thải trở thành động lực
Một báo cáo công bố ngày 27/11 của Reuters đã trích dẫn các nhà nghiên cứu cho biết, lượng khí thải carbon dioxide của Trung Quốc đang trên đà tăng nhẹ vào năm 2024.
Tuy nhiên, một báo cáo của Carbon Brief có trụ sở tại Anh cho thấy lượng khí thải trong quý 3 của Trung Quốc vẫn ở mức ngang bằng, hoặc thấp hơn một chút so với cùng kỳ năm ngoái. Theo báo cáo, lượng khí thải cũng giảm trong quý 2.
Giới chuyên môn đánh giá, lượng khí thải ở Trung Quốc đã đạt đỉnh hoặc sẽ đạt đỉnh vào năm tới. Đây là tin vui cho Trung Quốc, quốc gia đã phải đối mặt với áp lực quốc tế trong nhiều năm qua về lượng khí thải của khu vực.
Mặt khác, Trung Quốc cũng đang có những bước tiến đột phá trong lĩnh vực năng lượng sạch.
Đáng chú ý nhất là mảng năng lượng mặt trời và gió, khi Trung Quốc đang lập kỷ lục thế giới, chiếm 64% tổng số nhà máy năng lượng mặt trời và gió trên toàn cầu, gấp hơn 8 lần công suất của Mỹ, nước ở vị trí thứ hai.
Theo SCMP, nước này đang tăng công suất lưu trữ thủy điện bơm, dự kiến sẽ đạt 62 gigawatt (GW) vào năm tới. Đây là mô hình gồm 2 hồ chứa nước nhưng đặt ở các độ cao khác nhau, có thể tạo ra điện khi nước di chuyển từ hồ này sang hồ kia thông qua một tuabin.
Công suất lưu trữ pin của Trung Quốc dự kiến sẽ sớm đạt 40GW. Điều này sẽ cung cấp nguồn điện đệm để giúp bù đắp cho sự gián đoạn của năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, vẫn nhiều điểm Trung Quốc cần cải thiện. Tính đến năm 2022, ngành điện của Trung Quốc chiếm khoảng 57% tổng lượng khí thải. Giới chuyên môn cho rằng, Trung Quốc có thể bắt đầu giảm việc sử dụng khí đốt tự nhiên trong ngành sản xuất điện của mình.
Mặc dù khí đốt là nhiên liệu đốt sạch hơn so với than khi sử dụng để sản xuất điện, nhưng nó vẫn tạo ra khoảng 50% lượng khí thải so với than, nhiên liệu hóa thạch đốt "bẩn" nhất thế giới, tạo ra.
Hơn nữa, khí đốt cũng góp phần gây ra tình trạng rò rỉ khí mê-tan, nguy cơ hàng đầu gây ra hiện tượng nhà kính, khiến Trái Đất ấm lên.
SCMP nhận xét, Trung Quốc có thể đưa quỹ đạo biến đổi khí hậu toàn cầu của mình trở lại điểm xuất phát thông qua sự hợp tác toàn cầu, cũng như đẩy mạnh mục tiêu phi carbon hóa.
Đây có thể là tiền lệ cho các quốc gia khác trong khu vực vẫn phụ thuộc nhiều vào than, như Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Việt Nam, từ đó củng cố thêm vai trò lãnh đạo của Trung Quốc trong lĩnh vực khí hậu.