Gen sống xanh trong mỗi người
Chọn tên nhóm là Gen Xanh,ữsinhtuổikhơidậygensốngxanhtrongmỗingườbxh cup c3 theo Đặng Thị Thơm, Gen ở đây nghĩa là gen di truyền, Xanh là lối sống xanh, tối giản.
“Trong mỗi người chúng ta đều có rất nhiều loại Gen và tôi tin rằng trong đó có tồn tại một loại Gen mang tên “Gen Sống Xanh”. Không chỉ vậy, Gen Xanh này sẽ còn di truyền qua nhiều thế hệ khác nữa”, cô thủ lĩnh trẻ nói với VietNamNet.
Chia sẻ về ý tưởng thành lập nhóm của mình, Đặng Thị Thơm cho biết, bắt đầu từ việc xót xa với cảnh tượng túi nilông, quần áo cũ, giấy báo và rác điện tử... bị vứt bỏ khắp nơi. “Tôi muốn làm gì đó”…
Và cô bé vừa đỗ Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM đã làm thật nhiều việc. Trong đó phải kể đến chiến dịch "Rác đi quà về" tại TP.HCM. Nhiều ngày hội đã diễn ra từ chiến dịch này, thu gom được hơn 10 tấn quần áo cũ, vài tấn pin, rác thải điện tử cùng với số lượng lớn vỏ hộp sữa và thuỷ tinh. Trung bình cứ 1-2 tháng Gen Xanh sẽ tổ chức ngày hội đổi rác và phiên chợ xanh cho người dân.
Đặng Thị Thơm trong một chương trình gây quỹ cho hoạt động của Gen Xanh. |
Đáng tiếc là dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến TP.HCM nên các hoạt trong chiến dịch trên phải tạm dừng. Tuy vậy, tính đến nay, như Thơm thống kê, Gen Xanh đã tổ chức được khoảng 6-7 ngày hội, 2 buổi workshop cho trẻ em và phụ huynh, 2 buổi talkshow cho công ty.
Có dịp đi tham dự các buổi chia sẻ mà Thơm là diễn giả mới thấy tâm huyết, cũng như tấm lòng của bạn với một dự án thiện lành cho môi trường. Các hoạt động vì môi trường của Thơm không ngoài việc kích hoạt suy nghĩ của mọi người, rằng nếu mỗi người chung góp một tay sẽ làm cho môi trường dễ thở hơn, cũng chính là làm cho mình sống khỏe hơn, bình an hơn trong tinh thần ta và môi trường sống tác động qua lại lẫn nhau…
Những ngày này, Đặng Thị Thơm đang tham gia tình nguyện chống dịch ở địa phương, nhưng vẫn trăn trở với hoạt động mới. Đó là tìm nguồn máy vi tính rẻ, cũ để kết nối trao tặng học trò khó khăn bắt buộc học online để chống dịch.
Hối hả với công việc thiện nguyện, cô sinh viên năm nhất ngành quan hệ công chúng chia sẻ: “Gen Xanh không đặt ra mục tiêu lớn lao là phải tác động được đến 1.000 - 2.000 người mà chỉ nghĩ là, dù chỉ 1-2 người đến với nhóm, nhưng họ nhận thức được việc bảo vệ môi trường và ý thức hơn về thói quen tiêu dùng của bản thân - đó đã là một điều rất đáng mừng.
Đổi pin, hộp sữa, chai nhựa lấy cây xanh do Gen Xanh tổ chức |
Hiện tại, trong team Gen Xanh có những người trước đây chỉ vì tò mò mà tới tham gia chương trình nhưng sau đó đã bắt đầu nhận thức được và cùng đồng hành với dự án, giúp thêm nhiều người thay đổi thói quen cũ, hình thành lối sống xanh.
Vượt qua khó khăn
Có khó khăn nào trong việc làm dự án? Câu hỏi này đã được Thơm thật thà bày tỏ, rằng bản thân bắt đầu các hoạt động tình nguyện từ khi 16 tuổi, và bắt đầu hoạt động độc lập lúc 17 tuổi nên đương nhiên gặp khá nhiều khó khăn.
Có thể với nhiều người lớn tuổi hơn thì đó chỉ là chuyện nhỏ. Trong những khó khăn mà cô nói là thử thách đó chính là cân bằng việc học tập, sự phản đối của gia đình, thầy cô. “Học không lo mà lo làm chuyện… bao đồng”, đấy là điều thi thoảng Thơm vẫn nghe, hay có lúc kinh phí cho hoạt động “kẹt cứng”, tưởng phải dừng.
“Tuy nhiên, bản thân tôi khá lạc quan, nên thường sẽ gạt những điều đó qua để cố gắng làm”, Thơm nói về cách vượt qua chướng ngại.
Nhờ vậy, đến thời điểm này, khi Gen Xanh được biết đến trên cộng đồng thiện nguyện thì gia đình và thầy cô cũng đã hiểu, ủng hộ tinh thần cho Thơm tiếp tục dự án.
Đặng Thị Thơm trong workshop “Trẻ em hòa nhập với thiên nhiên” |
Trăn trở về ý tưởng lan tỏa lối sống xanh, ý thức bảo vệ môi trường, Thơm nói đây là trách nhiệm của mỗi người. Tuy nhiên, có thể do thói quen sống “thoải mái” lâu nay, vứt rác bừa bãi, đi chợ bằng bao nilông, phung phí điện, nước nên mọi người chưa quan tâm tới bảo vệ môi trường.
“Việc làm của tôi và các bạn tuy bé nhỏ nhưng sẽ góp một ngọn lửa thắp sáng câu chuyện bảo vệ môi trường; cùng với những tổ chức hoặc nhà nước chuyên chở thông điệp sống xanh, sống tích cực từ việc làm xanh đất mẹ…”, Thơm hoan hỉ nhìn lại quá trình đã đi qua.
Với Thơm, việc lớn lao - bảo vệ môi trường - ngoài hoạt động thiện nguyện, tự phát nhỏ lẻ, quan trọng hơn phải là chính sách quốc gia. Đặng Thị Thơm góp ý, cần có những biện pháp chế tài mạnh tay hơn nữa, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa để thúc đẩy mỗi người cùng góp tay cho việc này. Theo thủ lĩnh Gen Xanh, khi hiểu rõ bảo vệ môi trường cũng quan trọng không kém thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội thì nhà nước và nhân dân, các tổ chức sẽ cùng làm.
“Mỗi chúng ta nếu đều có ý thức từ từng hành động nhỏ nhất thì sẽ góp phần rất lớn cho công cuộc xây dựng môi trường xanh này”, Đặng Thị Thơm nói.
Lưu Đình Long
Có những tình huống dở khóc dở cười, có những hình ảnh xót xa mà anh gặp phải trong suốt 4 tháng tham gia hỗ trợ lương thực cho người nghèo nghèo.