Dân biểu và thể chế_ti lê ca cuoc

Nhà cái uy tín2025-01-13 04:27:111253

Khi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội,ânbiểuvàthểchếti lê ca cuoc tôi thường quan tâm và lựa chọn các ứng cử viên của Trung ương.

Ví dụ như lần bầu cử gần đây nhất, trong số 5 ứng cử viên ở đơn vị bầu cử nơi tôi cư trú - ba của địa phương và hai của Trung ương - tôi đã chọn bầu cho cả hai ứng cử viên của Trung ương và chỉ chọn một ứng cử viên của địa phương.

Bởi tôi hiểu rằng, việc các ứng cử viên của Trung ương trúng cử rất quan trọng để vận hành thể chế. Họ có động lực đại diện cho lợi ích quốc gia lớn hơn. Đồng thời, phần lớn những đại biểu do Trung ương giới thiệu có vị thế độc lập hơn để giám sát Chính phủ. Bốn đại biểu ở trên là một ví dụ.

Hiến pháp năm 2013 quy định: "Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước".

Điều này có nghĩa, các đại biểu vừa phải đại diện cho đơn vị bầu cử, vừa phải đại diện cho quốc gia. Trên thực tế, khi lợi ích của đơn vị bầu cử và lợi ích quốc gia trùng nhau, mọi việc hết sức dễ dàng. Thế nhưng, khi lợi ích đơn vị bầu cử và lợi ích quốc gia không trùng hợp, mọi việc sẽ không hề đơn giản.

Tuy nhiên, là đại biểu Quốc hội, lợi ích quốc gia bao giờ cũng phải được coi là tối thượng. Và rất nhiều vị đã tuân thủ nguyên tắc đặt lợi ích quốc gia lên trên hết.

Nhưng còn một khía cạnh rất đáng quan tâm ở đây. Hiến pháp năm 2013 không hề nói đến việc đại diện cho các tỉnh. Song xét về nền tảng bầu cử, động lực đại diện cho các tỉnh của các đại biểu lại rất lớn.

Lý do là vì số đại biểu Trung ương giới thiệu bao giờ cũng ít hơn con số các tỉnh giới thiệu. Thông thường, đại biểu của Trung ương chỉ chiếm hơn 1/3 số ghế trong Quốc hội - 167 ghế cho rất nhiều nhiệm kỳ. Trong nhiệm kỳ vừa qua, nhóm này đã tăng nhẹ, nhưng cũng chỉ 182 ghế, chiếm trên 36%.

Thực tế, số ứng cử viên do Trung ương giới thiệu là 197 trên tổng số 870 người, chỉ chiếm khoảng 23%. Nghĩa là ứng cử viên và đại biểu của các tỉnh bao giờ cũng áp đảo. Đây là lý do tại sao nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Quốc hội nước ta mang tính đại diện cho các tỉnh hơn.

Động lực đại diện cho địa phương còn được tăng cường bởi một thực tế khác. Đó là cho dù bạn là ứng cử viên của Trung ương, nhưng khi được đưa về địa phương ứng cử, bạn sẽ trở thành đại biểu của địa phương. Do đó, thực chất chúng ta không có đại biểu nào là của Trung ương cả. Tất cả đều là đại biểu của các tỉnh.

Trong số 197 ứng cử viên đại biểu do Trung ương giới thiệu, ai được cử về Nghệ An, trúng cử, sẽ trở thành đại biểu của Nghệ An, về Thanh Hóa thì thành đại biểu Thanh Hóa. Thành thử khi về Thủ đô họp Quốc hội, bao giờ cũng là 63 đoàn đại biểu của 63 tỉnh, thành.

Ngoài ra, động lực đại diện cho các tỉnh còn được củng cố bởi cơ hội trúng cử của các ứng viên phụ thuộc không hề nhỏ vào công tác tổ chức bầu cử của địa phương, từ việc sắp xếp liên doanh, lựa chọn đơn vị bầu cử... đến việc tổ chức vận động bầu cử.

Thực ra, ứng viên của Trung ương có đến ba nhóm: nhóm sẽ nắm các chức vụ hành pháp; nhóm sẽ làm đại biểu chuyên trách; nhóm đại diện cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức, đoàn thể Trung ương. Trong đó, các ứng viên nhóm thứ nhất và có quyền phân bổ nguồn lực thường được ưa thích hơn. Thậm chí, nhiều địa phương còn trực tiếp vận động để có được họ. Rất tiếc, đây không phải là điều ta có thể nói về hai nhóm ứng viên còn lại.

Các đại biểu của Trung ương đóng vai trò rất quan trọng cho việc vận hành nền quản trị quốc gia. Trước hết, họ là nhân tố quan trọng để bảo đảm cho Quốc hội thật sự đại diện cho lợi ích quốc gia. Thử tượng tượng xem, nếu tất cả các vị đại biểu đều chỉ tranh đấu cho 63 tỉnh thì làm sao đại diện cho lợi ích chung của cả quốc gia được? Phải chăng, do động lực đại diện cho các tỉnh quá lớn, nên việc xác lập các ưu tiên của quốc gia vừa qua đã hết sức khó khăn? Nên, các nguồn lực nhiều khi bị phân bổ phân tán: tỉnh nào cũng có cảng biển, sân bay, sân vận động, quảng trường, tượng đài hoành tráng?

Sau nữa, chỉ những đại biểu do Trung ương giới thiệu không thuộc khối hành pháp (đại biểu Quốc hội chuyên trách, đại biểu Quốc hội do các tổ chức trung ương thuộc Mặt trận Tổ quốc giới thiệu) mới có thể giám sát các cơ quan hành pháp mà không vướng vào xung đột lợi ích. Bất cứ khi nào các đại biểu địa phương giám sát quá mạnh, lợi ích của địa phương rất dễ bị ảnh hưởng. Ví dụ, một đại biểu địa phương không thể không nhìn trước, ngó sau và cân nhắc rất thận trọng rồi mới chất vấn hay phê phán một bộ trưởng. Ai cũng hiểu rằng, chất vấn "không khéo" thì các dự án cho địa phương có thể bị ảnh hưởng. Như vậy, trong một Quốc hội, động lực đại diện cho địa phương quá lớn thì việc giám sát các bộ trưởng sẽ rất khó khăn.

Những phân tích trên cho thấy, việc bảo đảm cho các ứng cử viên của Trung ương trúng cử rất quan trọng. Tuy nhiên, đây là điều không dễ mà có.

Khi tôi còn làm việc ở Quốc hội cách đây khoảng 20 năm, một cuộc khảo sát về hành vi bầu cử của cử tri cho thấy, có tới 75% cử tri sẽ chọn bỏ phiếu cho các ứng viên là người của địa phương. Xu thế này có thay đổi trong cuộc bầu cử vào tháng 5 tới không? Không có một cuộc khảo sát mới, ta không thể nào biết được.

Cơ hội để trúng cử vào Quốc hội khóa tới đầu tiên phải công bằng. Chúng ta kỳ vọng bản thân các ứng viên có uy tín cao, có khả năng đại diện thực sự cho lợi ích chung của dân, của nước sẽ được lựa chọn. Bên cạnh đó, sự hiểu biết về vai trò của các ứng viên do Trung ương giới thiệu với việc vận hành thể chế cũng rất quan trọng để cử tri có sự lựa chọn chính xác hơn.

Suy cho cùng, một nhà nước do dân mới có thể vì dân.

Nguyễn Sĩ Dũng

  Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn
本文地址:http://pro.rgbet01.com/html/487c599076.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Khoai tây xào thịt băm đậm đà, lạ miệng

Bến Cát: Triển khai học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 8

Tổng bí thư chúc Tết các đại biểu trí thức lớn của cả nước

Lãnh đạo tỉnh: Thăm, chúc mừng Tòa giám mục Giáo phận Phú Cường và Tu viện Lời Chúa

Lốc xoáy tử thần phải chào thua binh đoàn Minions ở rạp Việt

Triển khai đồng bộ các giải pháp giúp nhân dân đón Tết

Sơ kết phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Khối cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận đoàn thể

Việt Nam luôn nỗ lực thực thi các chính sách về quyền con người

友情链接