- Vấn đề được đưa ra mổ xẻ tại hội thảo Đào tạo kỹ sư,ửnhântàinăngnămđàotạodoanhnghiệpchẳban xep han anh cử nhân tài năng ĐHQG TP.HCM – hiện trạng và phát triển ngày 4/12.
Kinh phí bất hợp lý
Tiến sĩ Phan Quốc Chính, trưởng Ban ĐH và sau ĐH (ĐHQG TP.HCM) cho biết, sau 10 năm thực hiện đề án đào tạo tài năng (từ 2002 – 2011) nhà trường đã đào tạo 2.688 kỹ sư, cử nhân tài năng, với tổng chi phí đầu tư 77.664 triệu đồng.
Sau một năm tạm ngưng (2012), năm vừa qua ĐHQG TP.HCM tiếp tục triển khai đề án này, việc tuyển sinh lớp tài năng dành cho sinh viên sau khi kết thúc 2 hoặc 3 học kì, quy mô lớp 25-30 sinh viên/lớp, mỗi khóa tuyển tối đa 40 sinh viên.
Để đào tạo ĐHQG sẽ hỗ trợ kinh phí cho 10 chương trình tại các đơn vị với mức chi 10 triệu/sinh viên/năm. Các chương trình còn lại các trường tự cân đối kinh phí đào tạo…
Từ thực tiễn ĐH Bách Khoa có có 11 chương trình thuộc 5 khoa đào tạo tài năng, TS Lê Thanh Hưng cho rằng, có ba bất cập lớn trong chương trình đào tạo tài năng là mục tiêu chương trình chưa rõ ràng, kinh phí phân bổ không hợp lý và công tác quảng bá chương trình cho doanh nghiệp chưa được quan tâm.
“Trong hồ sơ xin mở chương trình các ngành đều ghi mục tiêu mở chương trình là để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với chuẩn đầu ra của CDIO hoặc của ABET điều này không cho thấy sự khác biệt gì giữa chương trình tài năng và đại trà. Liệu đây lớp tài năng hay đơn giản chỉ là một lớp tập trung các sinh viên giỏi dạy riêng? - TS Hưng nói
Ông Hưng cho biết thêm, việc cấp kinh phí tính định mức 10 triệu/sinh viên/năm, trong đó việc cho học bổng và khen thưởng mất 29% dẫn đến việc sinh viên được hưởng quá nhiều khi vừa được hưởng một chương trình đào tạo chất lượng cao vừa nhận được học bổng của chương trình vừa nhận được học bổng khuyến khích.
10 năm đào tạo nhưng doanh nghiệp không biết
Vẫn theo ông Hưng, việc đào tạo tài năng đã được thực hiện 10 năm nay nhưng các doanh nghiệp hầu như không biết nhiều về khả năng của sinh viên tốt nghiệp lớp tài năng. Trong khi đó nhà trường không có kết luận nào về việc đào tạo tài năng đã đáp ứng được nhu cầu xã hội chưa. Việc theo dõi SV sau khi ra trường cũng không được quan tâm trong khi đây là thước đo của sự hiệu quả chương trình.
Các đại biểu tại hội thảo
Trong khi đó, TS Trần Hoàng Sơn, giảng viên khoa Cơ khí – Trường ĐH Bách khoa TP.HCM chỉ rõ nếu đào tạo tài năng chỉ để có những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc hoặc khá thì khác xa với mục tiêu ban đầu.
Theo TS Sơn, hai điều sinh viên tài năng hiện nay phải được trang bị là khả năng tư duy sáng tạo và khả năng hội nhập. Nếu không có điều này ra trường có cần cù, chịu khó đến đâu cũng không làm được việc cần thiết và có uy tín.
Cho rằng với kinh phí 10 triệu/SV/năm cho ra một tài năng là quá rẻ, PGS.TS Đoàn Lê Giang, trưởng khoa Văn học và Ngôn Ngữ (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn) đề xuất nên giảm sĩ số lớp tài năng xuống 15 đến 20 SV/lớp. Ngoài ra cần tăng chi cho người làm công tác giảng dạy.
“Việc chi cho giảng viên dạy lớp tài năng trong vòng 10 năm qua không đổi trong khi giá cả thị trường đã thay đổi rất nhiều dẫn đến việc mời các giáo sư giảng dạy lớp tài năng rất khó…”- PGS Giang nói.
Ý kiến PGS.TS Nguyễn Chí Hải, Trường ĐH Kinh tế-Luật cần tăng cường năng lực tiếng Anh cho sinh viên tài năng. Ngoài ra các lớp học hệ cử nhân tài năng phải được tổ chức như một lớp học chính thức mới thúc đẩy được sinh viên phấn đấu, rèn luyện…