Từ khi đại dịch diễn ra vào đầu năm nay,ácnhàkhoahọcpháthiệnvirusnCoVlơlửngcáchbệnhnhângầkèo lazio hôm nay có rất nhiều cuộc tranh cãi về những giọt dịch siêu nhỏ (aerosol) đóng vai trò như thế nào trong việc lây lan virus gây ra căn bệnh Covid-19.
Virus nCoV có thể tồn tại trong không khí cách bệnh nhân từ 2 tới 4,9m. Ảnh: CBS
Hầu hết các nhà khoa học đều thống nhất virus nCoV lây lan qua các giọt bắn là những giọt chất lỏng tạo ra từ quá trình tiết dịch (ho, hắt xì hơi, nôn mửa, đi tiểu…). Giọt bắn có kích thước lớn nên thường rơi nhanh xuống đất hoặc bề mặt đồ vật.
Trong khi đó, aerosol xuất hiện khi các giọt bắn hô hấp sản sinh ra các phần tử dưới 5 micromet. Aerosol có kích thước nhỏ, có thể lơ lửng trong không gian.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng cho rằng aerosol chỉ lan truyền virus nCoV trong môi trường bệnh viện với các thao tác y học.
Một nghiên cứu mới đây của Đại học Florida (Mỹ) đã khẳng định những giọt aerosol này không chỉ chứa virus mà còn tồn tại trong không gian một thời gian dài.
Mẫu không khí thu thập từ phòng Bệnh viện Health Shands có chứa các phần tử virus cách xa bệnh nhân đang nằm trên giường từ 2 tới 4,9m. Trước đó, căn phòng đã được khử trùng bằng tia cực tím và thông khí mỗi giờ.
Như vậy, khoảng cách lây truyền của virus nCoV có thể xa hơn nhiều sự giãn cách 2m mà các chuyên gia y tế cộng đồng khuyến cáo.
Khi hít phải lượng aerosol nhất định có chứa mầm bệnh, một người bình thường có thể mắc Covid-19.
Cách lây bệnh này nguy hiểm do aerosol tồn tại lâu trong không khí nhưng có thể tránh được bằng cách hạn chế không gian kín đông người.
Các chuyên gia cho rằng đây là bằng chứng rõ ràng về sự nguy hiểm của aerosol. Theo bác sĩ Linsey Marr, Viện Bách khoa Virginia (Mỹ), ý nghĩa của nghiên cứu này rất lớn bởi hiện nay, cách phòng chống virus nCoV mới chỉ là giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và rửa tay.
Tuy nhiên, các biện pháp như đứng cách xa nhau 2m không hiệu quả khi bạn ở trong nhà vì aerosol không rơi xuống đất như các giọt bắn.
“Với tình hình khẩn cấp hiện nay, để kiềm chế đại dịch Covid-19, rất cần những chỉ dẫn về cách kiểm soát chống lại các giọt aerosol như các nhà khoa học đã lên tiếng”, bác sĩ Linsey Marr cho hay.
Tới ngày 16/8, trên thế giới đã có hơn 21 triệu người nhiễm bệnh, 767.000 người chết.
An Yên (Theo Daily Mail)
Bệnh nhân Covid-19 thoát nguy kịch nhờ được hiến huyết tương
Người phụ nữ Mỹ từng chuẩn bị sẵn cho sự ra đi mãi mãi nhưng nhanh chóng bình phục chỉ sau vài ngày nhờ huyết tương chứa kháng thể chống virus nCoV.