Đêm giao thừa thường được coi là dịp quan trọng nhất trong năm. Tuy nhiên,ạisaonhiềungườirơivàochứngtrầmcảmkhisắpsangnămmớltd c3 nhiều người thường không hào hứng, thậm chí cảm thấy buồn chán khi gần sang năm mới.
Các nghiên cứu cho thấy kỳ nghỉ lễ làm trầm trọng thêm hoặc gây ra các triệu chứng sức khỏe tâm thần ở nhiều người. Nếu bạn đã bị trầm cảm, thời điểm này trong năm có thể làm cho bệnh nghiêm trọng hơn. Nhưng ngay cả những người khỏe mạnh cũng dễ bị tổn thương.
Nguyên nhân
- Stress là thành phần chính của nỗi buồn kỳ nghỉ. Sự căng thẳng liên quan đến việc mua quà, chuẩn bị bữa tối thịnh soạn và tham dự các bữa tụ tập không mong muốn.
- Kỳ vọng cao cũng gây ra cảm giác tồi tệ, đặc biệt nếu bạn không thể đáp ứng chúng.
- Tài chính gây ra rất nhiều lo lắng vào thời điểm này trong năm, đặc biệt khi đi kèm với nhu cầu sắm đồ, mua quà vượt quá khả năng.
- Một số người ở một mình trong những ngày nghỉ lễ, điều này có thể gây ra trầm cảm. Nỗi đau buồn thường có cảm giác tệ hại hơn vào những ngày lễ, nhất là khi bạn vừa mất đi người thân yêu.
- Đêm giao thừa là thời điểm mà mọi người mong đợi sẽ ở bên người thân, bạn bè, tiệc tùng vào lúc nửa đêm. Nếu không được như vậy, một số người có thể cảm thấy bản thân thất bại.
- Thời tiết lạnh hơn và ngày ngắn hơn có thể gây ra trầm cảm theo mùa.
- Nhiều người sẽ tổng kết một năm qua và thấy thất vọng, đặc biệt, nếu bạn có xu hướng so sánh thành tích của mình với người khác.
- Một số người cảm thấy nếu ngày đầu năm mới không suôn sẻ có nghĩa là 365 ngày tới cũng sẽ gây thất vọng.
Cách tận hưởng năm mới vui vẻ
1. Cải thiện sức khỏe tâm thần
- Ở gần những người khiến bạn hạnh phúc và hạn chế quan hệ với những người có suy nghĩ tiêu cực.
- Tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát trong cuộc sống của chính mình.
- Yêu cầu giúp đỡ khi bạn cần.
- Nhận điều trị sức khỏe tâm thần chuyên nghiệp (nếu cần).
2. Suy ngẫm về thành tích của bạn, không phải của người khác
Bạn đã không hoàn thành các kế hoạch của năm ngoái? Bạn thấy người khác đạt được mục tiêu và làm được những điều tuyệt vời trong khi bạn phải vật lộn nhưng cũng không thành? Bạn đã có một năm khó khăn? Nhìn lại năm vừa qua có thể là một trải nghiệm tích cực nhưng cũng đầy khó khăn.
Theo Bridges to Recovery, hãy lập danh sách những gì bạn đã hoàn thành, dù nhỏ đến đâu. Ví dụ, nếu bạn muốn giảm 9kg nhưng chỉ giảm được 4kg, hãy xem đó là một thành công chứ không phải thất bại. Quan trọng nhất là tránh so sánh bản thân với người khác. Cuộc sống không phải là một cuộc thi. Tập trung vào bạn, những thành tựu của bạn, những lĩnh vực cần cải thiện và mẫu người bạn muốn trở thành.
3. Tận hưởng đầu năm mới theo cách bạn muốn
Đã đến lúc buông bỏ kỳ vọng của người khác. Đêm giao thừa không nhất thiết phải là một bữa tiệc lớn với một chiếc váy đẹp và rất nhiều bạn bè.
Bạn có thể nhà với thú cưng của bạn và xem phim nếu thích. Nếu bạn không muốn ở một mình, hãy tổ chức một buổi tụ tập nhỏ hoặc ngủ lại nhà bạn thân. Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng họ cũng thích như vậy hơn là một sự kiện lớn.
4. Giao tiếp với những người khác
Sự cô lập chỉ làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm. Nếu năm mới khiến bạn cảm thấy cô đơn, hãy liên lạc, nói chuyện với người mà bạn tin tưởng. Đề nghị một người bạn hoặc thành viên gia đình ở cạnh bạn đêm giao thừa, ngày đầu năm.
Cảnh giác với tình trạng vui buồn thất thường, không rõ nguyên nhân
Theo bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, người bệnh mắc chứng rối loạn lưỡng cực có hai giai đoạn hưng - trầm. Vì vậy, tâm trạng của họ thường thay đổi đột ngột và không rõ nguyên nhân.