Gần đời người không có giấy tờ,ệsĩHồngSáptuổisốnglaylắtquangàykiếmtừngđồngloconchálịch thi đấu bóng đá anh nặng lòng gia đình
Ở tuổi 86, nghệ sĩ Hồng Sáp vẫn sống cảnh tạm bợ không nhà cửa. Nhiều năm qua, bà thuê trọ ở gần cầu Kênh Tẻ (quận 7, TP.HCM), sống cùng con trai và người cháu nội.
Chuyện cơm áo gạo tiền từ lâu trở thành gánh nặng của nữ nghệ sĩ. Mỗi cuối tháng, Hồng Sáp lại sợ cảnh thiếu trước hụt sau, lo chạy vạy khắp nơi đóng tiền trọ.
Mấy chục năm qua, Hồng Sáp sống cảnh không hộ khẩu. Bà chỉ có duy nhất tấm thẻ hội viên Hội nghệ sĩ sân khấu TP.HCM dùng để đăng ký tạm trú. Đôi lần nghệ sĩ định nhập hộ khẩu họ hàng ngoài Hà Nội hay gia đình chồng ở Bến Tre nhưng nhiều lý do mà đến nay bà vẫn không có cách nào chứng minh tư cách công dân.
Nhờ là hội viên của Hội Sân khấu, mỗi tháng Hồng Sáp được trợ cấp hơn 2 triệu đồng. Tuy nhiên, số tiền này không đủ để bà trang trải phí sinh hoạt hằng tháng.
Hồng Sáp kể mỗi sáng đều sang đình Nhơn Hòa tìm người cho thuê phục trang cải lương tuồng cổ. Khi “ế khách”, bà tranh thủ thắp hương bàn thờ Tổ và lau chùi trang phục để thỏa nỗi nhớ nghề.
Hồng Sáp thường theo đoàn hát Huỳnh Long đi lưu diễn xa ở đình, chùa các tỉnh thành. Với mỗi ngày tháp tùng đoàn, bà được trả 400 nghìn đồng nhưng mỗi tháng chỉ dăm ba lần. Thỉnh thoảng, nghệ sĩ được gọi đi quay phim, đóng vai nhỏ vài phân đoạn. Dù quay xa hay thức khuya, Hồng Sáp không nề hà vì muốn kiếm thêm thu nhập.
“Nghề này bấp bênh, thu nhập không ổn định. Có lúc tôi đủ tiền nhờ đoàn hát hoạt động khá, còn không diễn thì không có đồng nào. Mọi nguồn sống của tôi có khi chỉ nhờ vào sự thương tình giúp đỡ của nghệ sĩ em cháu, mạnh thường quân”, bà nói với VietNamNet.
Dẫu cơ hàn, tình đồng nghiệp, nghệ sĩ khiến Hồng Sáp thấy an ủi phần nào. Bà kể NSƯT Kim Tử Long mỗi lần gặp đều dúi vào tay mình 500 nghìn hay 1 triệu, hay Bình Tinh sợ bà thiếu ăn, thỉnh thoảng mua gạo, đồ ăn nhờ người mang sang nhà... Vài nghệ sĩ gặp ở hậu trường gửi lì xì 100-200 nghìn phụ bà tiền xăng xe. Ân tình ấy khiến bà cảm động, song đôi lúc tủi thân vì phận nghèo của mình.
Hồng Sáp có một suất được vào ở tại Viện dưỡng lão Nghệ sĩ thành phố. Ở đó, bà không cần phải lo tiền nhà mỗi tháng, được ăn uống đầy đủ. Tuy nhiên, bà sợ cảnh cô quạnh tuổi già không người thân bên cạnh. Phần nghệ sĩ lo cho đứa cháu nội còn nhỏ, thiếu vắng tình cảm gia đình nên đành từ chối.
“Số tôi ở đâu sống cũng được, chỉ thương đứa cháu nội côi cút. Nó khờ, mới ra đời đi làm bị người ta lừa hết tiền, giờ lại đang thất nghiệp. Tôi phải lo cho nó nên càng khó khăn hơn”, bà nghẹn ngào.
'An hưởng tuổi già' là điều quá xa vời
Hồng Sáp nói đôi lúc khóc một mình vì thấy cuộc đời quá cay nghiệt với mình. Nghệ sĩ có 7 người con nhưng 4 người qua đời khi còn trẻ. Chồng bà là một nhạc công đàn kìm cũng qua đời vì bạo bệnh cách đây nhiều năm. Các con nghệ sĩ hiện đều nghèo khổ, làm thuê làm mướn để gồng gánh từng ngày.
Nhiều năm qua, Hồng Sáp sống cùng con trai duy nhất đã hơn 60 tuổi. Người này cũng theo nghiệp nghệ thuật, là nhạc công cho các sân khấu nhỏ, đám tiệc nhưng cũng “ăn hôm nay lo ngày mai”. Do không có giấy tờ tùy thân, anh khó xin việc làm hay tìm kiếm nghề nhiều tiền hơn.
Từng có thời điểm Hồng Sáp cáng đáng cuộc sống gia đình. Người bên ngoài nhìn vào thấy tội, khuyên nên buông bớt việc để ở nhà nghỉ ngơi. Còn với bà, suy nghĩ “an hưởng tuổi già” quá xa vời.
Dẫu nghèo khổ, nghệ sĩ biết ơn ông Trời vì cho mình sức khỏe tốt. Vài căn bệnh người già như: tiểu đường, cao huyết áp, xương khớp… bà đều không mắc phải.
Nghệ sĩ tự thấy mình may phước hơn nhiều người vì lúc này tinh thần minh mẫn, không ốm đau. Bà tếu táo: “Có lẽ thấy tôi còn khỏe quá nên ông Trời bắt tôi lao động mãi không dứt. Làm lụng cả đời mà tới giờ chưa được ngơi nghỉ”.
Bà ngẫm nghĩ điều gì về đoạn đường đời đã qua?, Hồng Sáp nói đời mình buồn nhiều hơn vui, những đắng cay đã qua coi như phần số mình phải nhận. Dẫu vậy, nghệ sĩ tiếc nuối vì ngày xưa cãi lời cha mẹ, không chịu lấy người ngoài nghề.
Bà bộc bạch: “Nếu biết có đoạn đường đời này, tôi không lấy chồng làm gánh hát làm gì. Nếu cưới chồng ngoài nghề, biết đâu mình cũng có một tổ ấm trọn vẹn, đủ đầy như bao người. Cuộc sống mà, không thể lúc nào cũng có thể ngồi nói giá như".
Lúc này, ước nguyện lớn nhất của bà là mong có được căn nhà nhỏ để quây quần sống mà không cần lo nghĩ chuyện tiền nong. Hơn hết, Hồng Sáp không nguôi trăn trở về con trai và cháu trai. Bà mong họ có cuộc sống, công việc ổn định để mình có nhắm mắt cũng được an lòng.
Hồng Sáp tên đầy đủ là Bùi Hồng Sáp, sinh năm 1937 tại Hà Nội. 10 tuổi, bà cùng cha mẹ vào Sài Gòn mưu sinh rồi bén duyên với sân khấu cải lương với những vai diễn nhỏ. Hồng Sáp quen thuộc với khán giả qua các vai đào lẳng, đào độc trong một số tuồng cải lương Hồ Quảng như: 'Tấm Cám', 'Tình sử A Nàng', 'Hai dòng sữa mẹ', 'Sấm dậy hận lòng thơ', 'Lưu Kim Đính'... Khi cải lương không còn thịnh hành, nghệ sĩ rẽ lối sang phim truyền hình, sân khấu để trang trải cuộc sống. Nghệ sĩ Hồng Sáp tuổi 85 bệnh tật, mưu sinh kiếm sống qua ngàyỞ tuổi 85, Hồng Sáp vẫn mưu sinh mỗi ngày với nỗi lo cơm áo gạo tiền. Nữ nghệ sĩ nói bà truân chuyên, số nghèo đeo bám đến những năm cuối đời.