BachvietBooks kết hợp với NXB Văn học ra mắt tác phẩm văn học Mùa hè cùng người lạ của tác giả Taichi Yamada (Ngô Thế Vinh dịch).
Câu chuyện trong cuốn sách mở đầu bằng một hình ảnh không thể buồn bã hơn,ùahècùngngườilạstuttgart – wolfsburg khi Hideo Harada - nhà viết kịch, người đàn ông trung niên mới ly dị vợ, chuyển về sống trong một chung cư cũ nhìn ra đường số 8. Ngày nào anh cũng nghe thấy tiếng xe cộ qua lại rầm rập trên cao lộ.
Cứ tưởng cuộc sống của Hideo thế là chấm hết, bởi lẽ từ khoảng thời gian này cho tới cuối đời, anh sẽ lại sống nốt những tháng ngày tẻ nhạt, mất phương hướng khi chẳng còn người thân nào bên cạnh. Vợ cũ đang bận vui vẻ bên nhân tình mới (là đồng nghiệp của anh), mối quan hệ giữa anh và con trai duy nhất cũng chẳng mấy vui vẻ.
Nhưng rồi, vào đêm sinh nhật đầy cô độc, Hideo đã quyết định quay trở lại thị trấn nhỏ Asakusa – nơi anh đã sinh ra, nơi anh mất đi bố mẹ năm 12 tuổi. Thế rồi, một sự kiện kỳ lạ đã xảy đến, khi anh bước chân vào nhà hát và thấy bóng dáng của một người đàn ông giống hệt với bố đã mất, vẫn trẻ măng, trẻ hơn cả anh thời điểm bây giờ. Người đàn ông ra hiệu cho anh đi theo mình, trở về nhà để gặp mẹ.
Hideo rất vui khi họ cư xử y hệt như bố mẹ của anh thuở còn thơ bé. Và anh cảm thấy ấm áp, giống như con chim bé nhỏ quay cuồng trong cơn bão nhiệt đới và may mắn được trở về tổ ấm. Hideo mất bố mẹ khi mới 12 tuổi và suốt quãng thời gian trưởng thành anh chưa có một ngày hạnh phúc, được cười và cảm nhận sự ấm áp, ngay cả khi sau những nỗ lực giành vị trí trong xã hội hay lập gia đình và có một con trai.
Anh bỏ qua những hoài nghi về tính xác thực của sự kiện kỳ lạ ấy. Anh không thèm quan tâm bằng cách nào mà bố mẹ trở lại với thế giới ấy, hai con người thân thương bằng xương bằng thịt; hay đơn giản chỉ là anh đang rơi vào trong một vùng ảo giác do chứng cô độc lâu ngày gây ra. Anh mặc sức tận hưởng những phút giây ấm áp, hạnh phúc nhất trong cuộc đời mình.
Mùa hè cùng người lạcủa tác giả Taichi Yamada được ví như một bản nhạc của nỗi buồn đau, sự mất mát, nhưng lại không hề rơi vào cảm giác bi lụy. Bởi lẽ, đâu đó trong những dòng tự sự, những đối thoại dung dị kia vẫn ẩn chứa một tình cảm thiết tha, sự hoài niệm về quá khứ cùng nhiều kỷ niệm đẹp. Hơn hết tính nhân văn, nhân bản trong câu chuyện khiến người đọc bồi hồi cảm xúc, đắm chìm trong thế giới tâm tưởng, cho thấy được vẻ đẹp của nỗi cô đơn và cả những mất mát.
Dư vị miền xưa của người thầy nặng lòng với quê hươngCâu chuyện trong cuốn sách 'Dư vị miền xưa' sẽ đưa độc giả về lại với vùng quê sông nước, nơi đó còn lắng đọng lại chút hương vị dịu mát, ngọt lịm của tình đất, tình người.