TheệmôntậpthivàolớpmônTiếngAnhnămđạtđiểtỷ số ac milan hôm nayo cô Nguyễn Thị Huệ, ở kỳ thi vào lớp 10, đối với môn Tiếng Anh, khối lượng kiến thức trong đề thi trải dài xuyên suốt các năm cấp THCS. Tuy nhiên, học sinh cần tập trung vào các nhóm chuyên đề chính:
- Phần ngữ pháp: thì của động từ, câu hỏi đuôi, câu điều kiện, câu bị động, câu trực tiếp - gián tiếp, các dạng so sánh của tính từ,...
- Phần từ vựng theo chủ đề bài học.
- Phần phát âm, trọng âm.
- Phần giao tiếp.
Cô Huệ cho hay, những lỗi học sinh thường mắc phải phần nhiều xuất phát từ việc thiếu cẩn thận. Đầu tiên là lỗi không đọc kỹ đề bài dẫn đến việc làm sai yêu cầu của đề thi.
Tiếp đến là lỗi trong dạng bài đọc điền từ và cuối cùng là học sinh hay sai phần chọn câu gần nghĩa nhất.
Để tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc, học sinh phải đọc thật kỹ đề bài, nên rèn tư duy làm câu dễ trước, câu khó sau, nhằm đảm bảo "kiếm" được tối đa điểm số. Bởi thi trắc nghiệm, các câu hỏi đều có giá trị điểm số như nhau.
Theo cô Huệ, với dạng bài đọc điền từ, học sinh cần nhận biết các lựa chọn cho sẵn thuộc loại kiến thức nào (từ loại, thì của động từ...), xác định từ cần điền vào chỗ trống trong bài, dựa vào ngữ pháp, hám ý và văn phong của đoạn văn để chọn từ cần điền.
Còn với dạng bài chọn câu gần nghĩa nhất, học sinh cần đọc kỹ câu gốc trước khi chọn đáp án và nhớ 2 “mẹo” quan trọng của dạng bài này. Đó là:
+ Câu trả lời thường sẽ là 1 phiên bản sử dụng từ đồng nghĩa với các câu gốc. Do đó, nếu thấy đáp án nào có nhiều từ đồng nghĩa với câu gốc, có thể nó nhiều khả năng là đáp án đúng.
+ Câu đúng phải có đủ toàn bộ thông tin, kể cả thông tin nhỏ nhất của câu gốc. Ví dụ như địa điểm, thời gian,... (nếu có).
“Dạng bài chọn câu gần nghĩa nhất, học sinh cần xét 4 đáp án để chọn đáp án đúng sao cho nó tương ứng về thì, chủ ngữ,... Những câu trả lời gây nhiễu cũng có một vài thông tin trong câu gốc nhưng thường sẽ trái nghĩa hoặc thiếu sót 1 thông tin”, cô Huệ chia sẻ.
Theo cô Huệ, đến thời điểm này, chỉ còn ít ngày nữa là kỳ thi vào lớp 10 của Hà Nội sẽ diễn ra. Do vậy, bên cạnh phương pháp học tập, ôn luyện, các học sinh cũng cần có kế hoạch luyện đề mỗi ngày để trang bị kiến thức cũng như kỹ năng va cả tâm lý làm bài.
“Đồng thời qua việc làm đề cũng có thể giúp các em tự đánh giá năng lực bản thân, biết được phần nội dung kiến thức mình còn yếu để cố gắng, nỗ lực ôn tập hơn, nhằm đạt kết quả cao trong kỳ thi quan trọng này”.
Thanh Hùng (ghi)