Có thể bạn chưa biết: Emoji là một trong những nguồn cơn gây stress nhất cuộc sống hiện đại_kqbd lisbon
Bạn vừa mới thảo xong một caption hoàn hảo cho bức ảnh trên Instagram. Nó thông minh,óthểbạnchưabiếtEmojilàmộttrongnhữngnguồncơngâystressnhấtcuộcsốnghiệnđạkqbd lisbon hài hước, lại ăn khớp hoàn toàn với nội dung trong ảnh, nói chung là hoàn hảo. Nhưng, có vẻ vẫn thiếu một chút topping mang tính công nghệ tên là emoji, hay biểu-tượng-cảm-xúc.
Trong thời đại số này, emoji có vẻ là nút thắt quan trọng trong việc thể hiện cảm xúc, được cả thế giới sử dụng. Đến nỗi, người ta còn chọn ra World Emoji Day, mỗi năm tôn vinh một vài emoji được sử dụng nhiều nhất. Như năm 2015 chẳng hạn, emoji "Face with Tear of Joy" (tạm dịch là mừng phát khóc) đã được chọn biểu tượng cảm xúc của năm, dù trông nó khá giả tạo và khó chịu.
Apple thừa nhận sự ảnh hưởng to lớn của emoji và, iOS 12.1 có tới 70 emoji mới, thể hiện tốt hơn sự đa dạng về ngoại hình cũng như tôn giáo của mọi người.
Trông thì tầm thường nhưng emoji tỏ ra sâu sắc hơn, hội nghĩa hơn cả thành ngữ hay những biểu tượng văn hóa đại chúng quen thuộc. Ngày nay, emoji còn nói lên khả năng nhận thức của mỗi con người.
Theo Tiến sĩ Linda Kaye, giảng viên cao cấp về Tâm lý học tại Đại học Edge Hill (Anh) thì:"emoji có thể được coi là một trong những hình thức thể hiện bản thân."
"Trên Internet, ta dùng emoji để vượt qua chính mình hay nhiều ranh giới, khiến người khác đưa ra những đánh giá có lợi cho bản thân mỗi người."
Công nghệ ngày nay cho phép ta làm được nhiều điều hơn với câu chữ, không đơn giản là gửi đi những thông điệp theo nghĩa đen. Rõ ràng, emoji là thứ gì đó không thể thiếu trong "ngôn ngữ số". Khi thế giới phát triển, trở nên đa dạng hơn, emoji cũng thay đổi để để theo kịp.
Không phải ai cũng biết, cũng dám thừa nhận rằng: Việc săn tìm những emoji hoàn hảo, phù hợp với từng ngữ cảnh là nguồn cơn gây stress rất mạnh. Ta cứ cho rằng việc phải hồi đáp sao cho thú vị mới gây stress, nhưng không, tìm emoji thú vị tương xứng với câu nói thú vị mới là việc mệt mỏi.
Ít ai biết rằng, bước nhảy vọt của emoji ngày nay lại có sự khởi đầu khiêm tốn. Nó đơn giản là việc kế thừa những ký tự thô sơ trong bộ gõ, kiểu hai chấm và ngoặc là ra mặt cười hoặc mếu. Bộ emoji của ngày nay được tạo ra bởi một anh nhân viên viễn thông người Nhật.
Trong quá khứ, Shigetaka vốn là nhân viên của nhà mạng Docomo. Anh đã thiết kế bộ 176 biểu tượng emoji kích thước 12x12 pixel cho i-mode, dịch vụ di động cung cấp trên nền mobile Internet đầu tiên của thế giới, vào năm 1998.
Tiếng Nhật nhìn chung bao gồm nhiều từ ngữ đa dạng, thể hiện phép lịch sự và Shigetaka đã nghĩ ra emoji như giải pháp ngắn gọn, hiệu quả hơn.
Mang tư duy liên tưởng của một nhà thiết kế, Shigetaka đã mượn cảm hứng từ chữ Kanji cũng như anime Nhật để bổ sung cho bộ emoji đời đầu.
Vì bộ emoji đời đầu này quá đơn giản, đến mức Docomo không thể đảm bảo được bản quyền cho nó.
Không lâu sau, nhiều công ty viễn thông đối thủ cũng nhìn ra tầm quan trọng của emoji và nhảy vào cạnh tranh. Người Nhật dùng emoji rất khéo, sự nghiêm túc của họ bỗng trở nên đơn giản và đáng yêu hơn khi câu chữ có thêm biểu tượng cảm xúc.
Khi iPhone với iOS 2.2, được tung ra thị trường Nhật Bản vào năm 2008, chủ tịch Softback, ông Son Masayoshi đã đề xướng trực tiếp với Steve Jobs về ý tưởng sử dụng emoji trên thiết bị này. Nhưng mãi đến năm 2011, với sự ra đời của phiên bản iOS 5, người dùng iPhone mới được trải nghiệm emoji.
Từ năm 2010 trở đi, Unicode đã công nhận emoji để chúng có thể được sử dụng trên nhiều hệ điều hành khác nhau. Tính đến tháng 6/2018, có tất cả 2823 emoji trong Unicode Standard. Từ cờ quốc gia cho đến các môn thể thao, nghề nghiệp... Đều có đủ.
Tuy nhiên, màu vàng tiêu chuẩn của emoji chưa thể làm hài lòng toàn bộ số đông, đơn giản vì nó giới hạn sự đa dạng của con người, đặc biệt là màu da.
Sự đa dạng trong emoji rất quan trọng bởi vì, nếu ta cho rằng emoji là một cách thể hiện bản thân thì rõ ràng, thiếu sự đa dạng sẽ hạn chế khả năng diễn đạt của nhiều người.
Theo GenK
本文地址:http://pro.rgbet01.com/html/472d499327.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。