Tại phiên thảo luận xung quanh chủ đề “Thực trạng mô hình phát triển tổng quát của tỉnh Bình Dương”,ểuhiệnthựctiễnsinhđộngcủaquátrìnhđổimớtỷ số sevilla hôm nay các ý kiến tham luận, thảo luận đã tập trung nhìn nhận, đánh giá những thành tựu mà tỉnh Bình Dương đạt được sau hơn 25 năm xây dựng và phát triển. Các tham luận, thảo luận cũng đi sâu phân tích việc vận dụng linh hoạt chủ trương đổi mới của Đảng vào thực tế địa phương để đưa Bình Dương từ một tỉnh thuần nông, với lợi thế rất ít ỏi trở thành tỉnh công nghiệp phát triển năng động trong khu vực và cả nước.
Thực hiện nhanh công nghiệp hóa...
Trình bày tham luận “Mô hình phát triển tỉnh Bình Dương: Thành tựu, những vấn đề đặt ra và định hướng đến 2030, tầm nhìn 2050”, GS.TS Nguyễn Quang Thuấn, Trưởng Tiểu ban Kinh tế Hội đồng Lý luận Trung ương, nhấn mạnh qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển, Bình Dương đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Trong đó, quy mô nông nghiệp tăng 14,2 lần, dịch vụ tăng 112,2 lần và đặc biệt công nghiệp tăng 140,6 lần.
Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: QUỐC CHIẾN
Theo GS.TS Nguyễn Quang Thuấn, việc phát triển các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh thật sự là một điểm sáng của mô hình phát triển cấp tỉnh. Sau 25 năm, Bình Dương hiện là địa phương có tỷ lệ lấp đầy các KCN cao nhất cả nước, 29 KCN đang hoạt động của tỉnh có tỷ lệ lấp đầy đạt trên 95%. Bình Dương cũng là địa phương có tổng diện tích đất KCN lớn nhất cả nước, đạt 12.721 ha, chiếm 25% tổng diện tích KCN của miền Nam, tương đương 13% tổng diện tích KCN của cả nước. Tính đến hết năm 2022, tổng vốn đầu tư xây dựng thực hiện hệ thống KCN đạt 3.697 tỷ đồng. Đồng thời, số lượng việc làm trong KCN gia tăng cùng với sự phát triển về số lượng các KCN và các dự án đầu tư trong KCN. Bình Dương hiện có 50.000 doanh nghiệp (DN) với hơn 1,2 triệu lao động đến từ hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước.
"Từ nay đến năm 2045, sẽ có 5 kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh. Trong quá trình đó, nhận thức, quan điểm, chủ trương về mô hình phát triển của tỉnh vẫn sẽ tiếp tục chuyển biến qua từng kỳ đại hội theo hướng sẽ ngày càng tiếp cận các đỉnh cao văn minh tiến bộ...”.
(TS. Nguyễn Hoàng Thao, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy)
GS.TS Nguyễn Quang Thuấn cũng cho rằng DN Nhà nước mà điển hình là Tổng Công ty Becamex IDC đang đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện tính chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Becamex liên doanh với đối tác nước ngoài, hình thành Liên doanh KCN Việt Nam - Singapore trên địa bàn tỉnh và đã mở rộng ra 11 tỉnh, thành trên cả nước. Đồng thời, Becamex liên doanh với Tập đoàn Tokyu của Nhật Bản về phát triển đô thị chất lượng cao, đô thị đáng sống; liên doanh với NTT của Nhật Bản về phát triển viễn thông, công nghệ thông tin; liên doanh với Quỹ đầu tư Warburg của Hoa Kỳ để xây dựng hạ tầng logistics và logistics cho thương mại điện tử. Hơn nữa, Becamex đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhà ở xã hội cho người lao động và góp phần để Bình Dương được đánh giá là thành công nhất trong cả nước về phát triển nhà ở xã hội...
Bình Dương cùng cả nước, vì cả nước
Trình bày tham luận “Quá trình nhận thức, quan điểm, chủ trương về mô hình phát triển tỉnh Bình Dương qua các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương 25 năm qua”, TS. Nguyễn Hoàng Thao, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nhấn mạnh kinh tế Bình Dương đã phát triển mạnh mẽ, sinh động trong suốt hơn một phần tư thế kỷ qua với nhiều thành tựu quan trọng, đáng tự hào. Đó không phải là quá trình phát triển tự phát mà đã được định hướng, điều chỉnh với các mục tiêu, phương hướng và bước đi phù hợp. Trong đó, nhận thức, quan điểm, chủ trương của tỉnh về mô hình phát triển kinh tế đã dần dần định hình và luôn chuyển biến, hoàn thiện qua từng kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh.
Tại Đại hội lần thứ 6 (1997- 2001), cơ cấu kinh tế của tỉnh được xác định lấy công nghiệp làm nền tảng, là khâu đột phá, mà hạt nhân chính là xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN gắn với đô thị hóa. Quan điểm nhất quán của tỉnh là xây dựng KCN nhằm tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội để phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước.
Nhận thức, quan điểm và chủ trương đó của Đảng bộ tỉnh tiếp tục được xác định trong các kỳ đại hội kế tiếp với quan điểm là giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong tổng thể cơ cấu của nền kinh tế, bên cạnh tăng tốc tối đa phát triển công nghiệp và dịch vụ. Đây là đặc trưng thứ nhất, là quyết tâm lớn thể hiện ý chí kiên trì thực hiện mô hình phát triển kinh tế trên nền tảng công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bình Dương.
Ngoài ra, đáng chú ý là tại Đại hội VIII (2005-2010), tỉnh đã chú ý đến thu hút các tập đoàn kinh tế mạnh: “Xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các tập đoàn kinh tế lớn, các DN nước ngoài có trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất hiện đại…” và xây dựng, củng cố, phát triển các DN Nhà nước của tỉnh để giữ vai trò đầu tàu, dẫn dắt, làm nòng cốt trong các chương trình kinh tế trọng điểm, vừa là đối tác tương xứng với các tập đoàn đầu tư nước ngoài mạnh: “Sắp xếp các tổng công ty thuộc sở hữu Nhà nước thành những DN chủ lực để thực hiện các chương trình, mục tiêu kinh tế quan trọng của tỉnh, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và từng bước mở rộng đầu tư ra ngoài tỉnh và nước ngoài”…
TS. Nguyễn Hoàng Thao cho rằng quá trình nhận thức, hình thành quan điểm, chủ trương của Bình Dương về mô hình phát triển của tỉnh, cho thấy nổi lên các đặc điểm: Thứ nhất, đó là quá trình nhận thức không ngừng chuyển biến theo chiều từ thấp lên cao, đến toàn diện, theo kịp đà tiến bộ của vùng, cả nước, khu vực và thế giới. Các quan điểm, chủ trương không hình thành một lúc mà được bổ sung dần dần trong tiến trình phát triển địa phương, cụ thể hóa nội dung qua các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh.
Thứ hai, thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp là định hướng chiến lược sớm được xác định từ đầu trong mô hình phát triển. Công nghiệp được xác định phải gắn với phát triển đô thị và các ngành dịch vụ hiện đại cùng với tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế... Gắn với quá trình này là sự chuyển biến về nhận thức, quan điểm, chủ trương của Bình Dương qua các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh, cũng là quá trình biện chứng lịch sử của thực tiễn Bình Dương trong 26 năm qua.
Thứ ba, cả mô hình phát triển về kinh tế - xã hội, văn hóa - con người của Bình Dương đều có yếu tố chung nền tảng là mục tiêu phát triển đô thị, xây dựng Bình Dương trở thành đô thị thông minh, hiện đại, trở thành thành phố thông minh trong tương lai.
Thứ tư, quá trình chuyển biến nhận thức, quan điểm, chủ trương của Bình Dương về mô hình phát triển của tỉnh thể hiện qua các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh cho thấy Bình Dương luôn cùng cả nước và vì cả nước thực hiện thắng lợi đường lối chiến lược của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mô hình phát triển của Bình Dương là phù hợp và thống nhất với cả nước, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao và Bình Dương sẽ là đô thị thông minh của vùng và cả nước…
Các tham luận, thảo luận của các đại biểu cũng đánh giá, sau hơn 1/4 thế kỷ, Bình Dương đã đạt được những thành tựu phát triển hết sức ấn tượng trên các mặt. Dưới sự lãnh đạo kiên định theo đường lối đổi mới của Đảng, Bình Dương đã có bước phát triển mạnh mẽ với đặc trưng nổi bật là thực hiện nhanh công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, đô thị, dịch vụ; phát triển mạnh mẽ kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình hạ tầng kết nối vùng; tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn liền với việc hình thành các KCN trên cơ sở phát huy vai trò chủ đạo của DN Nhà nước và giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển DN Nhà nước - DN tư nhân - DN có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài; giải quyết các vấn đề xã hội như lao động việc làm, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo và vấn đề nhà ở xã hội, cũng như bảo đảm các vấn đề an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...