Bệnh nhân có nhiều bệnh nền nặng,ốnngườiởHàNộitửvongvìsốtxuấthuyếtcóđiểmchungkhôngthểchủkêt qua vong loai euro 2024 tử vong do đến viện muộn
Ngày 19/9, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, cho hay từ tháng 8 đến ngày 16/9, Hà Nội ghi nhận 4 ca tử vong vì sốt xuất huyết.
Riêng trong tuần qua (từ 10-16/9) ghi nhận 1 ca tử vong. Ba bệnh nhân tử vong trước đó có địa chỉ tại quận Long Biên, huyện Đan Phượng và Thanh Trì. Theo Sở Y tế Hà Nội, hầu hết trường hợp đều được phát hiện bệnh muộn, đến viện muộn. Ngoài ra, họ có các bệnh lý nền kèm theo tương đối nặng như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường…
Từ tháng 8 đến nay, có khoảng 10 bệnh nhân sốt xuất huyết tử vong tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, trong đó có một số ca ở Hà Nội, TS Thân Mạnh Hùng - Phó trưởng khoa Cấp cứu - cho biết.
Đơn cử là trường hợp nữ bệnh nhân 42 tuổi, được chuyển đến bệnh viện này vào ngày thứ 6 khởi phát bệnh. Chị mắc tiểu đường, tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà trước đó.
Khi được đưa vào viện, nữ bệnh nhân đã ngừng tuần hoàn, rối loạn đông máu nặng, suy gan, suy thận, suy hô hấp. Dù được cấp cứu, điều trị tích cực, nhưng bệnh nhân giảm tiểu cầu, xuất huyết tiêu hoá, kèm xuất huyết trong cơ, vô niệu hoàn toàn, sau đó tử vong.
Theo Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương Nguyễn Trung Cấp, nguy cơ diễn biến nặng ở bệnh nhân sốt xuất huyết có thể xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên mô hình diễn biến có thể khác nhau.
Ở trẻ nhỏ, thường gặp tình trạng sốc nhiều hơn trong khi ít biến chứng chảy máu nghiêm trọng. Ở người già và người có bệnh nền, có thể gặp biến chứng chảy máu nghiêm trọng hơn. Ví dụ như người loét dạ dày hành tá tràng, xơ gan có giãn tĩnh mạch thực quản. Khi mắc sốt xuất huyết nếu xảy ra xuất huyết ở những vị trí này thì việc xử lý sẽ cực kì khó khăn.
"Hoặc với bệnh nhân tăng huyết áp, nếu huyết áp tụt về mức bình thường như người khác đã là tình trạng sốc nặng đối với họ. Nếu thầy thuốc nhận định giá trị huyết áp không đúng có thể dẫn đến xử trí không phù hợp" - bác sĩ Cấp nói với VietNamNet.
Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, TS Hùng cho biết tới sáng 19/9, có 8 bệnh nhân sốt xuất huyết đang điều trị tại khoa, hầu hết là bệnh nhân có địa chỉ ở Hà Nội.
So với thời gian trước (đầu tháng 9), hiện số bệnh nhân nguy kịch giảm, không có bệnh nhân thở máy tại khoa. Một số bệnh nhân tràn dịch màng phổi, rối loạn đông máu và một số dấu hiệu cảnh báo như nôn nhiều, đau bụng... Một số ca suy hô hấp phải thở oxy.
Còn tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, từ đầu dịch đến nay tiếp nhận khoảng 300 ca sốt xuất huyết. Không ít ca nhập viện trong tình trạng nặng, biến chứng cô đặc máu, thoát dịch, tràn dịch màng bụng, màng phổi, giảm tiểu cầu, tăng men gan.
Thành phố đang trong cao điểm dịch sốt xuất huyết
Số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh từng tuần, Hà Nội nhận định hiện thành phố đang ở cao điểm dịch và sẽ tiếp tục tăng ca bệnh. Trong tuần từ 10-16/9, số ca mắc tăng gần 39% so với tuần trước đó, thêm 760 ca.
Trong y tế dự phòng, chỉ số BI (Breteau Index - số dụng cụ chứa nước có bọ gậy muỗi Aedes) có vai trò quan trọng để xác định tình trạng lăng quăng, muỗi vằn, các nguy cơ gây sốt xuất huyết.
Nếu điều tra ghi nhận chỉ số BI từ 30 trở lên có nghĩa là tại cơ sở giám sát đang có yếu tố nguy cơ cao với khả năng dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát. Riêng khu vực miền Bắc, chỉ số này quy định từ 20 trở lên.
Thực tế, CDC Hà Nội cho biết kết quả điều tra, giám sát trong những tuần gần đây, nhiều nơi ở Thủ đô có chỉ số BI cao 2-5 lần yếu tố nguy cơ bùng phát dịch.
Điển hình tại thị trấn Phùng (Đan Phượng) - nơi ghi nhận 1 ca tử vong vì sốt xuất huyết, chỉ số này là 45. Đây cũng là huyện có số ca sốt xuất huyết cao nhất thành phố trong tuần qua với 74 ca, cao hơn tổng số ca ghi nhận từ đầu năm đến đầu tháng 9.
Ngoài ra, một số nơi cũng ghi nhận chỉ số BI cao vượt ngưỡng như xã Khánh Hà (huyện Thường Tín) là 46; phường Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai) là 54; thậm chí, xã Kim Nỗ (huyện Đông Anh) là 100…
(责任编辑:Cúp C2)