游客发表
发帖时间:2025-01-25 19:35:51
Nếu như cuộc phỏng vấn trên VTV1 là sự độc diễn của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, thì bàn tròn của GS Ngô Bảo Châu tại trang hocthenao.vn đã thu hút hàng trăm ý kiến thảo luận của các thành viên.
Các nhà quản lý giáo dục đang dự kiến thay đổi chương trình và sách giáo khoa phổ thông. Một thế hệ học sinh sẽ được học theo nội dung khác. Ảnh: Văn Chung |
Tại sao 10 năm phải đổi sách giáo khoa một lần?
Đây là câu hỏi đầu tiên trong số 6 câu hỏi được GS Ngô Bảo Châu đưa ra thảo luận.
Với câu hỏi này, anh Kim Ngọc Minh (Trường mầm non Tomoe – Hà Nội)nhận định,trong hoàn cảnh hiện nay, “việc đổi sách giáo khoa (tiến tới không chỉ một bộ sách độc quyền) là cần thiết, giống như "chữa bệnh luôn".Tất nhiên "chữa" không có nghĩa là huỷ hoại cả cơ thể, sách giáo khoa hiện hành cũng không vô ích đến nỗi phá bỏ hết không kế thừa gì cả”.
Thành viênThanh Hải đưa raý kiến, đề án đổi mới SGK của Bộ GD-ĐT không nên là việc biên soạn lại hoàn toàn các SGK từng môn học ở các cấp và các trường theo định kỳ vài năm một lần mà chỉ cần chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung nội dung linh hoạt dựa vào yêu cầu mang tính cập nhật hay hoàn thiện của từng môn học một.
Cũng theo thành viên này, một số môn học đòi hỏi sự cập nhật thông tin liên tục ví dụ như lịch sử, địa lý, ngoại ngữ và đặc biệt là tin học thì không thể 10 năm mới được đổi mới được.
Hai câu hỏi tiếp theo được đưa ra là “Lấy gì làm luận cứ cho việc thay đổi SGK?” và “Ai là người rà soát đánh giá chất lượng SGK? Ai là người kiến nghị việc thay đổi SGK?”
AnhKim Ngọc Minhcho rằng trong thời gian ngắn, có thể "đặt hàng" vài nhóm nghiên cứu độc lập tiến hành khảo sát so sánh nhanh SGK Việt Nam với một vài nước, để đưa ra dẫn chứng. Có thể lấy một số ví dụ bất cập trong SGK hiện tại để làm "phản chứng", để chứng minh SGK hiện tại "không ổn".
“Rà soát đánh giá chất lượng theo tôi nên có một Uỷ ban hỗn hợp (không nhất thiết độc lập 100% với Bộ GD-ĐT), trong đó có đại diện của các bên liên quan. Như thế chất lượng việc đánh giá được xem xét nhiều khía cạnh hơn. Việc kiến nghị thay đổi có thể là từ Uỷ ban quốc gia về đổi mới giáo dục”.
Còn thành viênThanh Hảilại cho rằng việc thành lập một Ủy ban Giáo dục Quốc gia độc lập với Bộ GD-ĐT để giám sát chất lượng và kiến nghị thay đổi SGK trên lý thuyết là hợp lý, nhưng trên thực tế là rất khó khăn đối với hiện trạng như ở Việt Nam.
Lý do:“Không ai có thể đảm bảo rằng Bộ GD-ĐT Việt Nam sẽ cộng tác tích cực với Ủy ban Giáo dục độc lập kia trên tinh thần cởi mở. Nhất là khi Ủy ban đó lại luôn muốn giám sát chặt chẽ và kiểm tra chất lượng ngặt nghèo nội dung SGK của Bộ GD-ĐT”.
Đổi mới khung chương trình là quan trọng nhất
“Nếu làm lại SGK, thì làm sách giáo khoa trước, hay làm chương trình trước?” là câu hỏi thứ 4 được đưa ra để thảo luận.
Một thành viênnhấn mạnh: Chúng ta cần minh định rõ ràng hai vấn đề “đổi mới chương trình khung trong SGK phổ thông” với vấn đề“cụ thể hóa cái khung chương trình” ấy tức là khâu biên soạn và viết sách. Trong hai khâu này thì “đổi mới khung chương trình” là khâu quyết định và quan trọng nhất… Nếu Bộ mạnh dạng xã hội hóa vấn đề trên nhằm huy động cũng như tạo điều kiện cho mọi tổ chức cá nhân tham gia vào việc viết sách sẽ tiết kiệm rất nhiều kinh phí cho Nhà nước.
AnhKim Ngọc Minh khẳng định “Một chương trình khung, dù là sơ sài và phác thảo đến mấy, cũng cần làm trước khi làm SGK”.
Mua SGK: Chưa phân “thắng - bại”
“Tại sao không dịch nguyên sách giáo khoa nước ngoài?”là câu hỏi thu hút được khá nhiều ý kiến trao đổi.
Quan điểm củaGS Ngô Bảo Châu là “việc này bất khả thi”.
Tiến sĩ kinh tế Lương Hoài Nam mặc dù kiến nghị chọn mô hình giáo dục Anh, “nhưng cá nhân tôi không ủng hộ việc dịch y nguyên sách giáo khoa nước ngoài để dùng cho Việt Nam. Các môn khoa học tự nhiên thì còn có thể làm như thế, nhưng cũng không cần làm. Chúng ta có đủ trình độ để viết SGK mà không cần phải trả nhiều tiền bản quyền”.
Tuy nhiên, “phe” cho rằng nên dịch nguyên SGK nước ngoài, như thành viênSơn Loang (công ty cổ phần sách giáo dục Long Minh) cũng đưa ra những lý lẽ khá thuyết phục để mua SGK về khoa học tự nhiên của nước ngoài: Vấn đề hình ảnh– Điểm yếu kém và lạc hậu rất khó khắc phục trong SGK của ta. Mỹ thuật yếu kém của SGK sẽ làm giảm tính sáng tạo của học sinh, gây hậu quả về sau. Một vấn đề lớn là trong các tranh luận về SGK, các GS thường hay bỏ qua, xem nhẹ vấn đề mỹthuật của SGK đặc biệt là kênh hình ảnh. Chúng ta có thể viết đủ “chương” nhưng không đủ “trình” và “độ” để vẽ và đồ hoạ.
Ông Sơn nhấn mạnh đến yếu tố Nhà nước đầu tư làm SGK điện tử như một giải pháp rẻ, bền, hữu hiệu.
Điều cần thay đổi nhất
Cácmôn: "Tiếng Anh" (có thể học luôn cách làm Singapore). Thay vì môn Tin học hay Kỹ thuật, lập môn "ICT" (bao gồm kĩ năng, cách thức ứng xử khi sử dụngcác công cụ trực tuyến cho học tập, giải trí, giao lưu. Kết hợp lập trình đơn giản). "Giáo dục sức khoẻ" (bao gồm rèn luyện sức khoẻ, có ý thức vàkĩ năng tự chăm sóc chính mình). "Công dân toàn cầu" (có thể thay môn "Giáo dục công dân"), học hỏi áp dụng môn "Citizenship" ở nước ngoài; và cả tích hợp "Nhân học" (Anthropology) hay tương tự (ở từng nấc đơn giản trở lên) – đây là câu trả lời của anhKim Ngọc Minhcho câu hỏi “Cần thay đổi gì nhất trong chương trình và SGK hiện hành?”
Nhà giáo Phan Như Huyên nhận xétcập nhật những môn trong lĩnh vực khoa học nhân văn là khó khăn hơn cả. “SGK cho các môn trên sẽ tốn tiền nhất, mà cơ may thành công lại thấp. Bộ phải làm sao để vượt qua những khó khăn này?”
Năng lực tư duy phản biện và sáng tạo giải quyết vấn đề trong việc cải cách giáo dục nói chung và đổi mới SGK nói riêng là điều ôngBùi Trần Hiếu(ĐH New South Wales) đặc biệt nhấn mạnh.
Từ câu 7 đến câu… n
6 câu hỏi của GS Ngô Bảo Châu đề dẫn là chưa đủ đối với nhiều người.
Vì vậy, đã có những câu hỏi khác tiếp tục đặt ra. Đây cũng là những câu hỏi mà phía nhà quản lý giáo dục cần xem xét thấu đáo để có được trận đánh tâm phục khẩu phục trên “trận địa sách giáo khoa”.
Nhà giáo Phan Như Huyên đã đưa racâu hỏi 7 cho bàn tròn:Có cần thiết phải có SGK không, hay chỉ có chương trình khung thôi là đủ?
Nhà báoNgô Vạn Phúcho rằng trong các câu hỏi“làm như thế nào” thì câu hỏi quan trọng nhất là “Làm sao thuyết phục giới có thẩm quyền chấp nhận cách làm như thế nào tốt nhất sau khi đã có sự tranh luận, rồi đồng thuận và xác định được con đường phải làm trong điều kiện của Việt Nam?”. Theo ông, không trả lời được câu hỏi này thì mọi nỗ lực đều vô nghĩa.
“Tôi không đồng ý với nhận định bi quan của bạn về “nỗ lực vô nghĩa”. Mọi chính quyền đều e ngại công luận, nhất là khi công luận được phát biểu một cách rành rọt, có lý lẽ” – “người dẫn chương trình” Ngô Bảo Châu đáp từ.
TS Giáp Văn Dương (Cổng giáo dục trực tuyến Giapshool): Một cách ngắn gọn thì theo tôi, toàn bộ việc đổi mới giáo dục nằm ở việc dịch chuyển cách tiếp cận từ “Học cái gì?” sang “Học thế nào?” và hướng tới “Học để làm gì?”. Với các bậc học đầu thì “Học thế nào?” là quan trọng, nhưng càng các bậc học sau thì “Học để làm gì?” càng chiếm ưu thế. Vì thế, nếu chọn sách giáo khoa – chương trình làm trọng tâm đổi mới giáo dục thì vẫn giậm chân ở “Học cái gì?”, tức là bình mới rượu cũ, chẳng đổi mới gì cả. Giáo dục chỉ có thể thành công nếu nó hình dung rõ ràng những phẩm tính của con người mà nó đào tạo ra, và xã hội mà mọi người muốn sống trong khoảng vài chục năm tới. Những điều này hoàn toàn vắng bóng trong đề án đổi mới này. Nếu không làm rõ điều này thì mọi đổi mới, dù tốn bao nhiêu tiền đi chăng nữa, cũng đều đi vào bế tắc. |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接