Đầu tư cho y tế cơ sở,Đầutưnhânlựcytếcơsởđảmbảoquyềnbìnhđẳngtrongkhámchữabệđá bóng việt nam hôm qua ngoài cơ sở vật chất, trang thiết bị, thì nhân lực đi kèm chuyên môn kỹ thuật là yếu tố then chốt để người dân được đảm bảo công bằng trong khám chữa bệnh. Tháng 3, trong hội nghị chuyên gia y tế cơ sở, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan một lần nữa khẳng định y tế cơ sở có vai trò quan trọng trong hệ thống y tế, đây là tuyến y tế trực tiếp, gần dân nhất. “Y tế cơ sở luôn được đánh giá là nền tảng, là xương sống trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân”, Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh. Đảng, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều quyết sách nhằm không ngừng củng cố, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế cơ sở, như Chỉ thị số 06-CT/TW năm 2002 về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở của Ban Bí thư Trung ương Ðảng khóa IX, Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2017 tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII… Trong những năm qua, hệ thống chính trị nói chung và ngành y tế nói riêng đã có rất nhiều nỗ lực để phát triển y tế cơ sở thực sự là "người gác cổng" đáng tin cậy của người dân. Mạng lưới y tế cơ sở đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi, chăm sóc sức khỏe liên tục, lâu dài, góp phần giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Tuổi thọ trung bình tăng từ 71,3 năm 2002 lên 73,6 năm 2022, cao hơn trung bình thế giới (73) và nhiều nước có mức thu nhập bình quân đầu người tương đương. Chỉ số bao phủ dịch vụ y tế thiết yếu của Việt Nam năm 2020 đạt 70/100 điểm, cao hơn so với mức trung bình của khu vực Đông Nam Á (61 điểm) và của toàn cầu (67 điểm). Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết Việt Nam được quốc tế đánh giá cao trong thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Có được những thành tựu quan trọng như vậy là có sự đóng góp rất lớn của mạng lưới y tế cơ sở... “Y tế cơ sở quan trọng vì đó là nơi dễ tiếp cận với chi phí thấp, công bằng xã hội, giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên”, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhận định. Thực tế, y tế cơ sở hiện đảm bảo khoảng 70% nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Tiến tới mọi người dân được bình đẳng trong thụ hưởng dịch vụ y tế thuận tiện, có chất lượng Đầu tư cho y tế cơ sở ngoài cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, chất lượng nhân lực kèm chuyên môn kỹ thuật là yếu tố “cần và đủ” để người dân yên tâm tin tưởng, lựa chọn và gắn bó. Để ổn định nguồn nhân lực phục vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân được tốt, tiến tới mọi người dân được bình đẳng trong việc thụ hưởng dịch vụ y tế thuận tiện và có chất lượng, ngành y tế đã có nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu nguồn bác sĩ tại các cơ sở y tế tuyến dưới như kết hợp quân dân y, đề án 1816, bệnh viện vệ tinh, Dự án 585... Các bệnh viện lớn như Đại học Y Hà Nội, Bạch Mai,... ký kết thỏa thuận hỗ trợ các địa phương như Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Nam Định... Nhờ đó, nhiều kỹ thuật mới được đào tạo, chuyển giao và triển khai thành thường quy, nhiều ca bệnh khó không phải chuyển tuyến, người dân được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng ngay tại tuyến y tế cơ sở. Đặc biệt những năm gần đây, việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân nơi vùng sâu, vùng xa được tư vấn, tiếp cận và hưởng lợi về chất lượng chăm sóc, điều trị. Công nghệ hiện đại cũng đã dần xóa đi rào cản về địa lý, tạo ra mạng lưới y tế không còn giới hạn giữa các tuyến, hỗ trợ chuyên môn và đánh dấu bước tiến quan trọng trong nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân ở những vùng khó khăn. Tại các tuyến y tế cơ sở, từ khi triển khai chương trình khám chữa bệnh từ xa (telemedicine, telehealth), các y sĩ, bác sĩ được tham dự giao ban chuyên môn hằng ngày với bệnh viện tuyến tỉnh, thậm chí được hỗ trợ chuyên môn kịp thời từ các bác sĩ bệnh viện tuyến Trung ương. Từ đó giúp các y sĩ, bác sĩ tuyến cơ sở trao đổi chuyên môn, nâng cao kinh nghiệm trong điều trị cho người bệnh, giúp người dân tin tưởng, yên tâm khám chữa bệnh ngay tại địa phương. Nhìn nhận khách quan, bên cạnh kết quả đạt được, công tác y tế cơ sở thời gian qua còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, đặc biệt, 3 năm đại dịch Covid-19, hệ thống y tế cơ sở bộc lộ rõ rệt nhiều điểm yếu rất cần khắc phục nhanh chóng. Dù nhân lực y tế cơ sở, y tế dự phòng tuy đã được củng cố song vẫn còn thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn. Đầu tư cho y tế cơ sở, y tế dự phòng thực tế còn chưa thỏa đáng, chưa tương xứng với quan điểm “y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng”. Vì thế, để phát huy tối đa nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân trong tình hình mới trên tinh thần bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trước hết, trên hết, cần đầu tư nhân lực, vật lực, tài lực để phát triển hệ thống y tế cơ sở, tiến tới một nền y tế Việt Nam công bằng và hiệu quả.