Thiếu nữ được giải cứu sau khi bị cha mẹ ép hôn. Ảnh: Weibo. Đi bộ băng qua một nhà vệ sinh công cộng,ảicứuthiếunữtuổibịchamẹéphônởTrungQuốda bong truc tuyen viên cảnh sát dừng lại ở quầy hàng. Cánh cửa mở ra và bên trong là một cô gái trông rất trẻ. Cô gái nhìn cảnh sát với ánh mắt sợ hãi và thận trọng hướng mắt ra ngoài. Khi cảnh sát đảm bảo "không có ai theo dõi bên ngoài", cô mới dám nói: "Cha mẹ đã bán cháu". Đoạn video ngắn, đầy kịch tính, về thiếu nữ 16 tuổi bị ép hôn tìm kiếm sự bảo vệ từ cảnh sát ở Khu tự trị Choang Quảng Tây đã lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc hôm 20/2, Sixth Toneđưa tin. Thiếu nữ nhỏ tuổi, một cư dân tỉnh Tứ Xuyên, đã được giải cứu và đưa đến một trung tâm bảo trợ trẻ em địa phương, dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt. Tuy nhiên, cảnh sát sau đó phải hứng chịu "bão dư luận" khi thông báo cô gái sẽ được đưa trở về với gia đình. Cảnh sát cho biết họ cùng với các cơ quan dân sự và liên đoàn phụ nữ địa phương đã làm trung gian đàm phán giữa cô gái và gia đình. Vấn nạn tảo hôn Vụ việc một lần nữa làm dấy lên cuộc tranh luận về nạn ép hôn, khi cha mẹ bắt con gái chưa đủ tuổi phải cưới chồng với cái giá hàng trăm nghìn nhân dân tệ. Truyền thông địa phương đưa tin thiếu nữ 16 tuổi đã bị yêu cầu kết hôn với người mà cha mẹ lựa chọn, để họ đổi lấy sính lễ 260.000 nhân dân tệ (tương đương 37.830 USD). Cô đã chạy trốn về phía nam tỉnh Quảng Đông và sống ở đó cho đến khi bị gia đình chú rể tìm ra. Tuần trước, người thân của chú rể đã phát hiện nơi ở của cô gái và cưỡng ép cô về nhà. Trên đường về, vào ngày 14/2, cô cố đánh lừa bọn họ khi giả vờ xin đi vệ sinh ở một trung tâm dịch vụ đường cao tốc ở huyện Tiandong, Quảng Tây. Cô gái đã tìm sự giúp đỡ từ một nhân viên của trung tâm dịch vụ, người này giúp cô báo cảnh sát. Nhưng cách xử lý của cảnh sát với vụ việc hiện đã gây ra cuộc tranh luận gay gắt trên mạng xã hội, nhiều người chỉ trích chính quyền vì đã “đẩy cô gái trở lại địa ngục”. "Họ có nghĩ cô bé sẽ có cơ hội thứ hai để chạy trốn. Đây chính là buôn người", một blogger bày tỏ bức xúc. Trước những lời chỉ trích ngày càng tăng, đại diện của liên đoàn phụ nữ huyện Tiandong nói với truyền thông địa phương rằng họ đã liên lạc với hiệp hội phụ nữ ở Tứ Xuyên, cam kết đến thăm thiếu nữ hàng tháng để đảm bảo an toàn cho cô. Song Chunlei, một luật sư của Công ty Luật Ganus Thượng Hải, nói với Sixth Tone: "Cả tảo hôn và hôn nhân cưỡng bức đều bị cấm theo luật ở Trung Quốc. Cuộc hôn nhân này không hợp lệ và bố mẹ cô gái nên trả lại món quà 260.000 nhân dân tệ”. Ông cho biết thêm rằng với việc cưỡng ép cô gái trở về nhà, gia đình chú rể cũng có thể phải đối mặt với cáo buộc giam giữ bất hợp pháp và cưỡng hôn, với mức án lên tới 3 năm tù. "Cha mẹ của cô gái rõ ràng đã vi phạm pháp luật khi ép con gái kết hôn với một người đàn ông mà không có sự đồng ý của cô ấy, nhưng chúng tôi thiếu bằng chứng về việc họ sử dụng bạo lực hoặc lạm dụng", ông Song nói. Cha mẹ của cô gái cũng có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu họ giúp nhà trai tìm kiếm cô ở Quảng Đông. Độ tuổi kết hôn tối thiểu ở Trung Quốc là 22 đối với nam và 20 đối với nữ, nhưng nạn tảo hôn vẫn còn phổ biến ở một số khu vực, đặc biệt tại các vùng nông thôn nơi người dân có trình độ học vấn thấp. Ở những vùng kém phát triển như tỉnh Vân Nam, trung bình có 21 trẻ em được sinh ra trên 1.000 phụ nữ và trẻ em gái trong độ tuổi 15-19. Phụ nữ ít học cũng thường thiệt thòi và dễ bị tổn thương trong cuộc hôn nhân. Một nghiên cứu năm 2016, thực hiện trên 400 phụ nữ ở các vùng nông thôn thuộc khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây), cho thấy trình độ học vấn của phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định cuộc sống hôn nhân của họ. Theo Zing