Cảnh sát Ấn Độ vừa bắt giữ 10 sinh viên đại học trong lúc nhóm người này đang chơi một game online có tên PlayerUnknown’s Battlegrounds trên di động. Trước đó,ảnhsátẤnĐộbắtgiữsinhviênvìcùngnhauchơkeo nha cai 7m bang Gujarat của Ấn Độ đã đưa ra lệnh cấm trò chơi này vì cho rằng nó quá bạo lực và nguy hiểm.
Chia sẻ với truyền thông địa phương, một cảnh sát cho biết nhóm sinh viên rất say mê trò chơi nên không biết rằng cảnh sát đã tiếp cận để bắt giữ họ. Tuy nhiên, nhóm người này đã sớm được cho tại ngoại vào ngày hôm sau.
Những lo ngại về tình trạng bạo lực dẫn đến việc chính quyền bang Gujarat (Ấn Độ) ra lệnh cấm tựa game PUBG. |
PlayerUnknown’s Battlegrounds hay còn được biết đến với tên gọi khác là PUBG hiện vẫn đang hoạt động hợp pháp ở hầu khắp lãnh thổ Ấn Độ. Với trường hợp của bang Gujarat, lệnh cấm chỉ được ban hành khi chính quyền bang này liên tục nhận được phàn nàn từ phía các phụ huynh rằng tựa game trên quá bạo lực và ảnh hưởng đến việc học của con cái họ.
Hồi tháng 2 năm nay, một Bộ trưởng trong chính quyền bang Gujahat thậm chí còn ví von tựa game PUBG như một con quỷ trong mỗi gia đình. Ngay cả khi tựa game này hợp pháp ở các bang khác, vẫn xuất hiện những lo ngại và khả năng gây nghiện của nó.
Để giải quyết vấn đề này, Bluehole - công ty mẹ của PUBG đã đưa ra tuyên bố rằng họ tin tưởng mình là một thành viên có trách nhiệm của hệ sinh thái game. Bluehole cũng đã tiếp cận để lắng nghe ý kiến từ các cơ quan chính phủ, các bậc phụ huynh.
Có một điều đáng nói khi các tựa game đối thủ của PUBG là Battle Royale và Fornite lại không gặp phải những rắc rối về vấn đề pháp lý. Giới truyền thông cho rằng, có thể tính giả tưởng khiến chúng trở nên đỡ bạo lực hơn so với PUBG. Bên cạnh đó, người chơi các tựa game này không tải chúng trực tiếp từ kho ứng dụng mà tìm đến website của Epic. Với những lý do này, không khó hiểu khi PUBG trở thành mục tiêu trong tầm ngắm của giới lập pháp.
Tuấn Nghĩa (Theo TheVerge)