Buôn bán ế ẩm,ốnkhổvìnhàbiếnthànhhầnottm forest đấu với everton viêm mũi dị ứng, nhà biến thành hầm… là những gì mà hàng trăm hộ dân sống hai bên đường Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP.HCM đang hứng chịu bởi dự án nâng đường chống ngập do Trung tâm chống ngập TP.HCM làm chủ đầu tư.
Hàng loạt ngôi nhà biến thành hầm khi đường nâng, cuộc sống bị đảo lộn. |
Sáng 6/9, trên đường Kinh Dương Vương (đoạn từ vòng xoay Phú Lâm đến vòng xoay An Lạc) dài khoảng 3,5 km trở thành cực hình đối với người đi đường, bởi bụi bay mù mịt, xuất hiện hàng trăm ổ gà. Nhà cửa hai bên đường luôn phải đóng cửa kín mít bởi chỉ 5 phút mở cửa là bụi bẩn bám đầy. Để chống bụi nhiều gia đình phải treo cả tấm bạc ni lông từ trần xuống nền nhà…
“Hơn nửa năm dự án được khởi công cũng là chừng ấy thời gian người dân xung quanh khu vực này khốn khổ”, bà Trần Thị Bích Hồng, số nhà 553 đường Kinh Dương Vương nói. Bà Hồng kể, sống ở đây từ những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước và đây cũng là lần thứ 3 con đường Kinh Dương Vương được nâng cao. “Từ trần nhà cao 3,7 m, qua hai lần nâng đường trước, hiện trần nhà tôi chỉ còn cách nền hơn 2 m. Đến lần này, đường nâng xong thì từ đường đi vào nhà sẽ phải…đi khom vì nền nhà chỉ còn cách trần chưa đầy 1,7m”, bà Hồng chua chát.
“Từ trần nhà cao 3,7m, qua hai lần nâng đường trước, hiện trần nhà tôi chỉ còn cách nền hơn 2 m. Đến lần này, đường nâng xong thì từ đường đi vào nhà sẽ phải…đi khom vì nền nhà chỉ còn cách trần chưa đầy 1,7m”. Bà Trần Thị Bích Hồng, số nhà 553 đường Kinh Dương Vương (TP.HCM) |
Theo bà Hồng, từ ngày dự án nâng đường này khởi công, đường bụi nên quán nét của bà không có người vào chơi trong khi phần trước nhà cho thuê bán văn phòng phẩm cũng đìu hiu. “Chúng tôi đề nghị giảm mức nâng đường hoặc phải có trợ cấp kinh phí để chúng tôi có tiền sửa nhà bởi như thế này là quá thiệt thòi. Nếu nâng đường như hiện tại thì gia đình tôi chỉ có hai cách: Một là đập ra làm lại hết và hai là phải nâng nền nhà thêm 1,5 m”, bà Hồng bức xúc.
Chị Huỳnh Thị Hoa, bán nước trước số nhà 685 đường Kinh Dương Vương ngao ngán vì tình cảnh buôn bán ế ẩm trong khi bụi ngập đường khiến sức khỏe ngày càng xuống cấp. Chỉ tay lên bảng treo dòng chữ “cho thuê mặt bằng”, chị Hoa kể: “Tấm bảng treo gần nửa năm nay rồi nhưng không ai ngó ngàng gì. Còn trước đó, mặt bằng này hái ra tiền bởi bao nhiều người giành nhau”.
Theo chị Hoa, nguyên do là mặt đường nâng quá cao và để không cho đá của công trình tràn vào nhà dân, chủ đầu tư đã xây sẵn một lớp gạch cao hơn 1 m trước cửa nhà, chỉ còn chừa khoảng 1 m để đi ra đi vào.
Để không cho đất đá tràn vào nhà, chủ nhà 406 trên đường này xây một lớp vách chắn ngay trước cửa cao cả mét nên xe hàng cũng không thể đẩy ra ngoài bán được, xe máy thì mỗi lần lên xuống phải có người giúp sức hoặc đi gửi ở chỗ khác. “Sắp tới đường nâng xong không biết lấy tiền đâu nâng nhà nữa chứ nhà như cái hầm thì làm sao mà sống, mà buôn bán được”, bà chủ nhà số 406 than.
Nhiều hộ dân có tiền bỏ ra hàng trăm triệu đồng để thuê nhân công xây dựng về cắt móng, nâng toàn bộ ngôi nhà lên cao gần 2 m. Một công nhân đang thi công ngôi nhà số 309 đường này, cho biết: “Nếu không nâng như vậy thì tầng 1 nhà này sẽ biến thành hầm, còn nếu chỉ nâng nền không thì rất khó nhìn do từ nền lên đến trần quá thấp”.
Theo Tiền phong