游客发表
发帖时间:2025-01-12 18:10:27
Tệ nạn hiếp dâm ở Ấn Độ ngày càng trở nên nghiêm trọng trong những năm gần đây,ạisaoẤnĐộngàycàngnhiềuvụhiếpdâmrúngđộkeo nha cai.de trung bình 22 phút/vụ, phổ biến trên khắp cả nước.
Đặc biệt ở New Delhi, thành phố có biệt danh là "thủ phủ cưỡng hiếp" của Ấn Độ, hàng trăm vụ việc xảy ra mỗi năm, theo các thống kê của chính phủ nước này.
Có rất nhiều nguyên nhân được cho là đứng đằng sau thực trạng kể trên.
Quá ít cảnh sát nữ: Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ thường lên tiếng về tội ác tình dục nhiều hơn nếu như có nhiều sĩ quan cảnh sát là nữ.
Ấn Độ, về lịch sử, có tỷ lệ cảnh sát nữ thấp hơn nhiều so với các nước châu Á khác. Ở Delhi, chỉ 7% số cảnh sát là nữ, và họ thường được phân công làm các việc vụn vặt, theo tờ Thời báo Ấn Độ.
Khi phụ nữ báo các vụ cưỡng hiếp cho cảnh sát nam, họ thường bị khinh thường.
Không có đủ cảnh sát: Trên thực tế, Ấn Độ không có đủ cảnh sát bảo vệ người dân bình thường ở nước này, theo một bài báo của Brookings. Các sĩ quan thường thiếu trang thiết bị và kỹ năng cơ bản về điều tra và thu thập chứng cứ.
Chẳng hạn, Delhi là thành phố có lực lượng cảnh sát thuộc hàng đông nhất trên thế giới, với khoảng 84.000 sĩ quan. Tuy nhiên, chỉ 1/3 trong số này tham gia vào một kiểu "đảm bảo trật tự" vào một thời gian nào đó, trong khi số còn lại cung cấp các dịch vụ bảo vệ cho giới chính trị gia, ngoại giao, quan chức cấp cao và các nhân vật quan trọng khác.
Theo Thời báo Ấn Độ, mỗi cảnh sát đảm trách cho 200 dân thường trong khi có tới 20 sĩ quan cho mỗi một nhân vật VIP.
Quan niệm "ăn mặc khêu gợi": Có một xu hướng cho rằng các nạn nhân của bạo lực tình dục "tự chuốc vạ vào thân".
Theo một cuộc khảo sát của các thẩm phán ở Ấn Độ, 68% những người trả lời cho rằng quần áo khêu gợi là một "lời mời" hiếp dâm. Phản ứng trước một vụ cưỡng bức tập thể mới đây, một nhà lập pháp ở bang Rajasthan còn đề xuất cấm mặc váy đồng phục ở các trường tư nhân, viện dẫn đó là nguyên nhân khiến nạn quấy rối tình dục tăng mạnh.
Cam chịu bạo lực gia đình: Nhóm TrustLaw Reuters xếp Ấn Độ vào danh sách những nước tồi tệ nhất trên thế giới đối với phụ nữ trong năm 2012, một phần vì bạo lực gia đình thường được xem là chính đáng.
Một báo cáo năm 2012 của UNICEF kết luận 57% thanh niên nam Ấn Độ và 53% thiếu nữ Ấn Độ ở độ tuổi 15 đến 19 nghĩ rằng đánh vợ là chính đáng.
Một cuộc khảo sát mới đây trên toàn quốc về sức khỏe gia đình cũng cho biết, tỷ lệ khá lớn phụ nữ tự nhận lỗi về mình khi bị chồng đánh đập.
Thiếu an toàn công cộng: Nhìn chung phụ nữ không được bảo vệ bên ngoài nhà của họ. Cưỡng bức tập thể xảy ra cả trên xe buýt, và thậm chí giới chức Ấn Độ cũng thừa nhận các nơi công cộng ở nước này có thể không an toàn đối với phụ nữ. Nhiều đường phố không có đèn. Không có đủ các nhà vệ sinh cho nữ giới, theo một báo cáo mới đây của Bộ Phát triển Phụ nữ và Nhi đồng.
Những phụ nữ nào hút thuốc, uống rượu hay đi tới các quán rượu thường bị coi là phóng túng, và các hội đồng bộ tộc địa phương cho rằng thực tế ngày càng nhiều phụ nữ dùng điện thoại di động và đi mua sắm là nguyên nhân khiến cưỡng hiếp càng trở nên phổ biến.
Bêu xấu nạn nhân: Khi quấy rối bằng lời hoặc sờ mó xảy ra công khai, những người qua đường nhìn đi chỗ khác thay vì can thiệp. Họ cũng thường đổ lỗi cho nạn nhân.
Các nam chính trị gia cũng góp phần khiến vấn đề nghiêm trọng khi đưa ra những bình luận xem thường hoặc làm mất thể diện những người bênh vực nạn nhân.
Khuyến khích các nạn nhân nhượng bộ: Trong một vụ cưỡng hiếp mới đây, một cô gái được cho là bị cưỡng bức tập thể đã tự tử sau khi cảnh sát ép cô phải từ bỏ vụ kiện và cưới một trong những kẻ cưỡng bức mình.
Các nạn nhân thường được các già làng và hội đồng bộ lạc khuyến khích "thỏa hiệp" với gia đình hung thủ và từ bỏ các cáo buộc - hoặc thậm chí cưới hung thủ.
Những thỏa hiệp như vậy là nhằm duy trì sự yên ổn giữa các gia đình hoặc giữa các bộ lạc. Hơn nữa, triển vọng hôn nhân của một cô gái được coi là quan trọng hơn việc đưa một "yêu râu xanh" ra trước pháp luật.
Hệ thống tòa án yếu kém: Hệ thống tòa án ở Ấn Độ rất chây ì, một phần bởi tình trạng thiếu thẩm phán. Đất nước này có khoảng 15 thẩm phán trên mỗi một triệu dân, trong khi ở Trung Quốc, con số này là 159.
Một thẩm phán tòa án tối cao ở Delhi từng ước tính sẽ mất 466 năm để giải quyết số đơn kiện ùn đống, chỉ tính ở thành phố này.
Quá ít bản án: Đối với các vụ cưỡng hiếp được báo lên chính quyền, tỷ lệ kết án ở Ấn Độ đạt không quá 26%. Cũng không có luật trên giấy về quấy rối tình dục hàng ngày, tình trạng mà thường được gọi bằng một từ hoa mỹ là "trêu ghẹo". Việc thông qua luật mới về tấn công tình dục đã bị trì hoãn suốt 7 năm.
Vị thế thấp của phụ nữ: Có lẽ, vấn đề lớn nhất là vị thế thấp kém của phụ nữ nói chung trong xã hội Ấn Độ. Đối với các gia đình nghèo, nhu cầu về của hồi môn trở thành một gánh nặng đối với các cô gái.
Ấn Độ có một tỷ lệ dân số nữ/nam thấp nhất trên thế giới bởi tỷ lệ phá thai do lựa chọn giới tính. Trong suốt cuộc đời, nam giới được nuôi nấng chu đáo hơn các chị em gái của họ, có cơ hội ăn học tốt hơn và có triển vọng nghề nghiệp sáng lạn hơn.
Gần đây, các chính trị gia Ấn Độ đã thúc đẩy hàng loạt các biện pháp để giải quyết vấn đề bạo lực tình dục ở nước này. Nhưng một điều chắc chắn bài toán nhằm chấm dứt những suy xét, định kiến và phân biệt đối xử đối với phụ nữ là vô cùng nan giải.
Thanh Hảo (Theo Washington Post, CNN)
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接