“Thực sự quan trọng. Hãy giúp tôi chọn lựa giữa Chết và Sống”. Một thiếu nữ 16 tuổi (sống tại bang Sarawak,útlikebạcbẽođẩymộtcôgáituổituyệtvọngtựsásoi kèo trận arsenal hôm nay Malaysia) tạo cuộc thăm dò “sinh tử” tại trang cá nhân lúc 15h chiều 13/5. Kết quả, 69% người theo dõi chọn “chết”. Ít giờ sau, cô nhảy từ tầng 3 một cửa hàng xuống đất, tử vong. Trước khi làm điều dại dột, nạn nhân đăng status, nói rằng bản thân quá mệt mỏi và chán nản với cuộc sống. Vài dòng nhắn nhủ bạn bè bằng tiếng Trung tại mạng xã hội WeChat cũng được tìm thấy trong smartphone của cô tại hiện trường. Cảnh sát địa phương nói nạn nhân có tiền sử trầm cảm. Cô gái xấu số có thể bị căng thẳng sau khi cha dượng kết hôn với một phụ nữ khác. Thế nhưng những dân mạng chọn phương án "chết" trong bài đăng của 10X có vô can khi đẩy cô tới gần hơn với tử thần? Lý do gì khiến đám đông nhẫn tâm xúi giục một con người tìm cái chết? Vì sao họ dửng dưng đến vậy trước nỗi tuyệt vọng của một sinh mạng? Những đám đông cổ vũ tự tửTừ trên mạng đến ngoài đời, những đám đông thờ ơ với cái chết của người khác không hề hiếm. Trước khi nhảy từ tầng 8 một tòa nhà ở thành phố Khánh Dương (tỉnh Cam Túc) vào tháng 6/2018, Li Yi-yi ngồi 4 tiếng bên ngoài cửa sổ. Bên dưới, đội lính cứu hỏa tìm mọi cách cứu cô gái 19 tuổi. Cùng lúc đó, hàng trăm người giơ điện thoại lên livestream, miệng không ngừng hò hét, thúc giục: “Sao còn chưa nhảy xuống?”, “Nếu muốn nhảy thì làm nhanh lên!”. Thậm chí, khi nạn nhân nằm bất động trên nền đất, đám đông vỗ tay, cười lớn trong tiếng hét và nước mắt bất lực của những người nỗ lực cứu sống cô nhưng không thành. Những hình ảnh, đoạn video ghi lại phút cuối đời của Li sau đó được phát tán rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc. Thậm chí khi các video trực tiếp bị ngăn chặn, nhiều dân mạng tiếp tục chia sẻ ảnh chụp màn hình và lan truyền sự việc sang trang nền tảng khác. Điều này khiến dư luận phẫn nộ trước sự vô cảm, máu lạnh của đám người cổ vũ cô tự tử, cũng như những tài khoản lợi dụng cái chết của cô kể “câu like”. “Những kẻ máu lạnh, vô hồn như zombie đã lấy đi nốt chút hy vọng được sống cuối cùng của cô gái tội nghiệp. Mong bạn tới một thế giới khác bình yên hơn, nơi không còn những kẻ thờ ơ”, một dân mạng xót thương cho Li. | Những người có mặt tại hiện trường không ngừng chia sẻ vụ tự tử của cô gái 19 tuổi lên mạng. Ảnh:Weibo. |
Trong thư tuyệt mệnh Li để lại, cô nói mình bị giáo viên quấy rối tình dục. Tên này phải ngồi tù 10 ngày vì tội lạm dụng sau khi cha Li gửi đơn tố cáo tới cảnh sát. Mức phạt quá nhẹ dành cho kẻ biến thái khiến Li rơi vào bế tắc, ám ảnh. Cô cố tự sát 4 lần trước khi nhảy lầu trong tiếng hò reo của những người chứng kiến. Sau đó chỉ một tuần, liên tiếp hai sự việc tương tự xảy ra ở tỉnh Quảng Đông và Giang Tô, Trung Quốc. Tuy nhiên, may mắn là mặc cho đám đông kéo cả cả ghế ngồi “hóng kịch” hay chiếu đèn độ sáng mạnh vào người, hai nạn nhân đã từ bỏ ý định dại dột khi được cảnh sát khuyên can. Năm 2015, đám đông tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh cũng huýt sáo và thúc giục một phụ nữ bán khỏa thân nhảy từ tầng 10. Một nhóm học sinh ở tỉnh Thiểm Tây cổ vũ một phụ nữ vỡ nợ nhảy lầu vào năm 2014. Những năm gần đây, việc truyền nội dung trực tiếp trên Internet được tạo ra để người xem tham gia, tương tác, giao lưu với nhau dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nhiều cá nhân vì muốn có được nội dung độc, lạ, giật gân nhất trên kênh của mình mà bất chấp phía trước ống kính là một sinh mạng có thể bị tước đi bởi sự vô cảm. Nhiều dân mạng cầm smartphone trên tay cũng vô tư vote phương án "chết" trong bài khảo sát "sinh tử" mà không quan tâm người đặt câu hỏi bị tàn phá ra sao. Xúi giục người khác tự sát có thể phải ngồi tùQua hàng loạt sự việc, nhiều người không thể không hỏi: Vì sao đám đông nhẫn tâm xúi giục một con người tìm cái chết? |