Như ICTnews đã đưa,àixếHàNộilohếtcửakiếmsốngkhiUbercảnhbáokhôngđượchủychuyếtrực tiếp bóng đá kèo nhà cái Uber Việt Nam mới đây đã ra thông báo kể từ ngày 20/1/2018, Uber tại Hà Nội sẽ áp dụng chính sách quản lý chất lượng bao gồm tỷ lệ nhận chuyến và hủy chuyến. Việc đối tác lái xe không nhận chuyến hay hủy chuyến nhiều dẫn đến trải nghiệm không tốt cho khách hàng.
"Nhằm cải thiện và đảm bảo chất lượng ở thành phố Hà Nội, các đối tác hãy chấp nhận các yêu cầu gọi xe khi trực tuyến và hoàn thành tất cả các chuyến đi đã nhận", phía Uber Việt Nam nêu rõ đồng thời cảnh báo việc để trôi tín hiệu yêu cầu chuyến đi có thể khiến tài khoản của lái xe tạm thời bị vô hiệu hóa.
Liên quan đến khuyến cáo mới nhất vừa được Uber Việt Nam đưa ra, theo tìm hiểu của ICTnews, giữa bối cảnh giới tài xế đang đề nghị giảm chiết khấu (từ 25-28% xuống còn 15% để chia sẻ khó khăn khi Hà Nội cấm hoạt động tại 13 phố giờ cao điểm - PV) chưa được phản hồi, thì việc Uber ra thêm yêu cầu “hãy chấp nhận các yêu cầu gọi xe” càng gây thêm khó khăn, bức xúc cho cộng đồng tài xế.
“Nếu khách đang ở tuyến phố cấm trong giờ cao điểm, chúng tôi không thể vào đón, phải hủy chuyến thì chúng tôi cũng bị ảnh hưởng hay sao? Uber thừa hiểu điều này nhưng lại ra thêm quy định vô lý như vậy”, anh Huy, một tài xế Uber bức xúc.
Anh Tuấn, một tài xế chạy dịch vụ Uber được 6 tháng nay cho rằng khuyến cáo của Uber cũng chung chung, không nêu rõ tỷ lệ hủy chuyến bao nhiêu % thì khóa tài khoản, khiến tài xế khó xử lý các tình huống do khách quan tác động như khách đang ở tuyến phố bị cấm trong giờ cao điểm, hoặc khi đến nơi đón mới biết khách sẽ đi vào tuyến phố cấm, khách gọi xe ở cách xa vài km khi đường tắc...
“Thực tế từ sau hôm 11/1/2018, tôi đã gặp phải những hành khách đặt xe đi vào tuyến phố cấm, khi đó không còn cách nào khác là đành phải từ chối chở. Đó là chưa kể có những chuyến tôi phải đi đường vòng để tránh phố cấm, tốn xăng xe, đường đông đúc mệt mỏi mà thu nhập không được bao nhiêu”, một tài xế nói.