Sợ nắm tay cửa,ửataymấychụclầnmỗingàysợrađườngvìámảsin88 new sợ nhà vệ sinh vì ám ảnh về vi khuẩn
Covid-19 làm trầm trọng thêm những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là nhận định của Ths.BS Nguyễn Viết Chung, khoa Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện E.
Gần đây, một bệnh nhi là bé gái 13 tuổi có những hành vi bất thường trong đợt dịch Covid-19 đã phải đến gặp các bác sĩ. Bị ám ảnh, sợ vi khuẩn khi cho rằng chỗ nào cũng có thể mang mầm bệnh, mỗi ngày em rửa tay không biết bao nhiêu lần.
Khi bố mẹ gọi ra ăn cơm, rất lâu sau em mới ra bởi đang bận ở trong phòng vệ sinh rửa tay. Sau khi rửa lần 1, em cho rằng mình rửa chưa sạch và vào rửa lại. Mỗi lần sát khuẩn tay xong, em lại lo lắng liệu lượng nước sát khuẩn như thế đã đủ chưa hay đã sát khuẩn hết các kẽ ngón tay chưa… Hoặc sau khi rửa, chỉ cần chạm tay vào một vật nào đó, em lại quay vào phòng vệ sinh rửa lại từ đầu.
Một số hành vi của người mắc hội chứng OCD |
Vì vậy ngồi vào bàn ăn cơm, em cũng không thoải mái khi tiếp tục lo lắng việc nhiễm khuẩn. Không chỉ trên bàn ăn, em cũng ngại chạm vào các đồ vật khác. Đến mức, sau khi chạm vào bàn phím máy tính để học, em cũng đi rửa tay.
Trong phòng riêng, chỗ em ngồi rất sạch sẽ do được lau dọn thường xuyên nhưng khu vực khác lại rất bẩn bởi em sợ bẩn không dám chạm vào để lau dọn.
Thấy con ngày càng chậm chạp, ít nói, bố mẹ em nghi ngờ con bị trầm cảm nên đưa đến bệnh viện để kiểm tra. Qua thăm khám, bác sĩ kết luận em bị hội chứng Rối loạn ám ảnh nghi thức (OCD - obsessive compulsive disorder).
Tương tự, một cậu bé 15 tuổi khác cũng có những nỗi ám ảnh về vi khuẩn. Trong nhà vệ sinh, nhiều đồ vật em không dám chạm vào, đặc biệt là tay nắm cửa. Em cũng sợ hãi nền nhà vệ sinh đến mức không dám bước vào. Vì vậy mỗi lần đi vệ sinh, em dùng chân đạp toang cửa, sau đó, đứng từ ngoài cửa phòng và đi vệ sinh vào phía trong. Thấy hành vi kỳ quái của con, gia đình khuyên răn không được nên đành đưa em đến gặp bác sĩ.
Theo Ths.BS Nguyễn Viết Chung, khoa sức khỏe tâm thần – Bệnh viện E, rối loạn ám ảnh nghi thức (OCD - obsessive compulsive disorder) là một rối loạn thường gặp.
Khởi phát thường ở tuổi vị thành niên và có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, đặc trưng với 2 biểu hiện. Người bệnh mắc ý tưởng ám ảnh, suy nghĩ của họ bị xâm chiếm bởi những ý tưởng bất kỳ, mang tính cưỡng bức, khiến tâm trí chỉ quanh quẩn với suy nghĩ đó.
Việc này khiến người bệnh trở nên chậm chạp hơn, tập trung kém, làm việc kém hiệu quả. Họ có nỗi hãi đặc biệt (sợ độ cao, sợ bẩn, sợ nhiễm bệnh, sợ vật nhọn...) và nhiều sự lo lắng, lo sợ về điều mình làm sai, báng bổ thần linh, bị trừng phạt...
Đặc trưng thứ 2 là hành vi nghi thức. Người bệnh có hành vi lặp đi lặp lại, mang tính nghi thức, dùng hành vi này để loại bỏ, giảm sự ám ảnh trong suy nghĩ. Ví dụ người ám ảnh bị bẩn, nhiễm bệnh, người mắc OCD sẽ thường đi rửa tay nhiều lần; người bị ám ảnh cửa nhà chưa khóa cũng liên tục đi kiểm tra lại khóa... Khi đi làm, đi học hay lên giường ngủ họ vẫn liên tục bị ám ảnh, cho rằng mình chưa đóng, đến mức không tập trung vào việc học, việc làm hay không thể ngủ được.
Có người bị ám ảnh về trật tự, tất cả phải được sắp xếp cân bằng, tương xứng. Ví dụ sắp bát ăn trên bàn phải thẳng hàng, sách trên kệ phải đều tăm tắp. Có người lại biểu hiện bằng sự sợ độ cao, đến mức bước lên bậc thang thứ 2, người này đã hoa mắt chóng mặt và phải xuống ngay.
BS Chung cũng dẫn chứng 1 trường hợp khác bị rối loạn ám ảnh nghi thức. Đó là nữ sinh 16 tuổi có thói quen vô thức là nhổ tóc trong lúc ngồi học.
“Người bệnh chỉ nhổ đúng 1 chỗ đó khiến đầu bị trọc một mảng rất lớn. Ban đầu, em thường xuyên đội mũ để che giấu nhưng lâu dần, mảng đầu trọc quá lớn khiến gia đình phát hiện ra”, BS Chung kể lại.
Bệnh nhân được đi khám da liễu nhưng không có bất thường cuối cùng khi đến khoa Tâm thần, bác sĩ kết luận em bị rối loạn ám ảnh nghi thức.
Hội chứng OCD trầm trọng hơn do Covid-19
Theo Ths.Bs Viết Chung, người mắc chứng OCD càng trở nên trầm trọng trong đại dịch Covid-19. Các tài liệu y khoa ước tính, khoảng 2% dân số toàn cầu từng bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Ngoài hành vi phổ biến là rửa tay, trên thế giới có những bệnh nhân lại có hành vi tích trữ và lạm dụng xà phòng, tự nhốt mình để không tiếp xúc với người ngoài…
Bác sĩ cho rằng, đánh giá mức độ bệnh tùy theo sự ảnh hưởng lên công việc, cuộc sống. Cụ thể, người mắc bệnh mức nhẹ vẫn duy trì được công việc dù hiệu quả, năng suất giảm hơn. Ở mức độ vừa, người bệnh có kèm theo triệu chứng khác như lo âu, trầm cảm, mất ngủ. Ở mức nặng, người bệnh không thể làm việc, chỉ quanh quẩn ý nghĩ đó. Họ căng thẳng, bức bối và đánh mất các mối quan hệ.
Ths.Bs Nguyễn Viết Chung |
Theo BS Viết Chung: "Hội chứng này kéo dài gây nhiều hậu quả, có thể dẫn đến tâm thần phân liệt. Đặc biệt với những bệnh nhân có ám ảnh kỳ quái, kỳ lạ, không ai hiểu được như bệnh nhân luôn tìm cách phân tích, trăn trở về câu hỏi: "Tại sao cái này ghế 4 chân mà không phải 3 chân…”.
Thứ 2, hội chứng này dẫn đến lo âu, trầm cảm, gây ảnh hưởng đến học tập hoặc công việc. Ngoài ra, người mắc hội chứng này cũng dễ bị ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ.
Theo bác sĩ, hội chứng OCD do nhiều nguyên nhân, trong đó có di truyền. Nguyên nhân khác là do áp lực, stress trong công việc, học tập. Đặc biệt ở lứa tuổi cuối cấp 14-15 tuổi, thường bị căng thẳng trong học tập dẫn đến các nỗi ám ảnh, lo sợ. Nhóm tuổi vị thành niên thường mắc hội chứng này hơn so với người già do người già thường có kinh nghiệm phân tích, xử lý vấn đề tốt hơn.
Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ phải để ý hơn đến các hành vi của con. Ví dụ khi con đột nhiên gọn gàng, sạch sẽ quá mức, ảnh hưởng đến cuộc sống như khó chịu, nổi cáu khi ai đó mượn đồ xong không để đúng vị trí. Lúc này, gia đình cần theo dõi và can thiệp.
Thứ 2 con có dấu hiệu chậm chạp hơn bình thường. Hành vi này là do con mải sắp xếp gọn gang lại đồ đạc hay vào nhà vệ sinh rửa tay nhiều lần mới ra ăn cơm. Cũng có trường hợp con không thể ngủ do ám ảnh làm sai, làm thiếu bài tập. Ngoài ra, trẻ có những dấu hiệu như trầm buồn hơn hay nổi cáu vô cớ… cũng là một dấu hiệu đáng chú ý.
"Gia đình cố gắng quan sát, phát hiện bất thường trong hành vi của con. Sau đó, cho người thân đến thăm khám để tránh hậu quả về lâu dài", Ths.Bs Chung nói thêm.
Ngọc Trang
Đại dịch Covid-19 để lại sang chấn tâm lý nặng nề và dai dẳng, gây ra hậu quả nghiêm trọng về tinh thần với rất nhiều người. Việc chăm sóc tâm lý cho người trải qua đau thương, mất mát sau đại dịch là vô cùng quan trọng.
(责任编辑:Thể thao)
Giải chạy báo Báo Hànộimới vì hoà bình, hơn 1.000 người tham gia
Thị đoàn Dĩ An: Tổ chức Ngày hội “Thanh niên với văn hóa giao thông”
UBND tỉnh: Giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế
Bộ nội vụ đề nghị các tỉnh tạm dừng việc sắp xếp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện
Sáng nay ĐH Bách khoa Hà Nội công bố điểm đánh giá tư duy
Tỉnh đoàn tổ chức hội thi Tin học khối cán bộ, công chức, viên chức trẻ
Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đặc xá (sửa đổi) và Luật Công an Nhân dân (sửa đổi)
Dầu Tiếng quán triệt, triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 05/CT
The Standard Bình Dương hút khách nhờ loạt ưu đãi tài chính
Thị đoàn Bến Cát: Tổ chức diễn đàn “Tôi yêu Bình Dương”