Trao đổi với VietNamNet chiều nay,ườngBáchkhoaHàNộichuyểnlênđạihọcviệccấpbằkèo bóng tây ban nha Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn khẳng định, việc Trường ĐH Bách khoa Hà Nội trở thành ĐH không phải chỉ thay đổi cái tên, cũng không phải để có một vị thế trong hệ thống.
Ông Sơn đánh giá:
Quan trọng nhất là bước chuyển này sẽ giúp ĐH Bách khoa Hà Nội có cơ hội đổi mới cấu trúc và hệ thống quản trị bên trong, tăng cường tính phân cấp để thực hiện đúng tinh thần tự chủ và nâng cao hiệu quả trong quản lý, nâng cao vị thế, trách nhiệm của các đơn vị chuyên môn và các trường trực thuộc. Từ đó, tinh gọn bộ máy quản lý hành chính, phát huy sức mạnh của đội ngũ giảng viên, của các đơn vị chuyên môn.
ĐH Bách khoa Hà Nội có quy mô rất lớn. Từng trường trực thuộc cũng đã có quy mô từ 5.000 - 8.000 sinh viên, không kém gì một số trường độc lập khác. Do đó, việc trao cho các trường trách nhiệm, quyền hạn lớn hơn là rất cần thiết.
Có thể nói, việc chuyển lên mô hình đại học này đã được chuẩn bị bài bản, kỹ lưỡng, theo đúng lộ trình và xu thế. Mô hình của ĐH Bách khoa Hà Nội rất phù hợp với mô hình của các ĐH lớn trên thế giới, trong đó các trường và các viện trực thuộc được phân quyền cao.
Tuy nhiên, các trường này không như các trường ĐH thành viên và không có tư cách pháp nhân. Tức là trường vẫn sẽ nằm trong một thể thống nhất của ĐH Bách khoa Hà Nội.
Các trường này có con dấu, có tài khoản, được phân cấp, phân quyền, phân trách nhiệm nhiều hơn và được tự chủ cao hơn nhưng không có tư cách pháp nhân riêng. Việc cấp bằng cho người học vẫn thuộc quyền của Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội. Như vậy, mô hình đại học này khác với mô hình của ĐH Quốc gia hay ĐH vùng ở điểm đó.
Không "đẻ" thêm nhiều "ghế"
Ông nói rằng việc này hướng đến tinh gọn bộ máy quản lý hành chính. Tuy nhiên, cũng có luồng ý kiến băn khoăn khi trường lên ĐH liệu có thêm nhiều “ghế” vị trí hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, phòng ban ở các trường. Quan điểm của ông ra sao?
Thực tế là dù có thêm một số vị trí hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường nhưng cơ bản số lượng chức danh vị trí lãnh đạo giảm so với trước.
Trước đây, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có 20 đơn vị chuyên môn (17 viện và 3 khoa). Qua quá trình chuyển đổi thành 3 trường và một số khoa, viện như hiện nay, đã giảm đi 4-5 đơn vị chuyên môn. Còn vấn đề lương, phụ cấp của các vị trí này thì vẫn là tiền của nhà trường, không gây phát sinh cho ngân sách nhà nước.
Nhìn chung, khi thu gọn số đơn vị đầu mối thì sẽ giảm được số trưởng, phó đơn vị. Như vậy, không có thêm vị trí quản lý, mà chỉ giảm đi. Cần hiểu rằng, vị trí hiệu trưởng các trường trực thuộc không tương đương với hiệu trưởng một trường ĐH có tư cách pháp nhân như các trường bên ngoài.
Một điểm quan trọng khác là việc cấu trúc lại các khoa, viện trước đây thành các trường trực thuộc với quy mô lớn hơn sẽ tạo nên tính liên ngành tốt hơn. Qua đó giúp phát huy sức mạnh về đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học công nghệ.
Theo ông, việc chuyển đổi từ trường thành ĐH có ý nghĩa ra sao đối với sự phát triển của hệ thống giáo dục ĐH nói chung?
Mỗi trường ĐH cần xác định một cấu trúc tổ chức bên trong tối ưu để phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển cũng như sứ mệnh đã đặt ra. Với những trường có quy mô lớn và có số lượng ngành đào tạo nhiều, nhu cầu bên trong cần phân cấp, tự chủ đa dạng như Bách khoa Hà Nội, thì việc chuyển thành ĐH gồm những trường trực thuộc theo từng lĩnh vực là rất phù hợp và cần thiết.
Ngược lại, những trường nhỏ mà tổ chức theo mô hình của trường lớn thì không ổn.
Như vậy, trở thành ĐH không phải xu hướng hay mục tiêu để trường nào cũng phải phấn đấu theo. Đây cũng không phải là một cái tên cho "oách". Quan trọng là mỗi trường phải tìm được mô hình thật phù hợp với mình thì mới phát huy được nội lực.
Khi tìm được mô hình phù hợp, phát huy được sức mạnh từ cấu trúc và có hệ thống quản trị phù hợp, phát triển tốt, các trường sẽ đóng góp chung cho sự phát triển của hệ thống. ĐH Bách khoa Hà Nội có thể coi là một ví dụ điển hình, bài học về xác định được mô hình, cấu trúc quản trị phù hợp cho các đơn vị khác nếu có định hướng trở thành ĐH trong tương lai.
ĐH Bách khoa Hà Nội không lập các trường thành viên, chỉ có '1 Bách khoa Hà Nội'ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ có bộ máy tinh gọn, phân cấp tự chủ mạnh nhưng không phân lập, không xây dựng các trường ĐH thành viên, thống nhất quan điểm “1 Bách khoa Hà Nội”. 顶: 62581踩: 28898
评论专区