Alibaba và Baring Private Equity Asia vừa tuyên bố sẽ mua cổ phần phát hành mới của TheêmAlibabathịtrườnghàngtiêudùngViệtNamcàngkhốcliệxem kết quả giải ý CrownX với tổng giá trị tiền mặt là 400 triệu USD, tương đương 5,5% tỷ lệ sở hữu sau phát hành.
The CrownX là nền tảng tiêu dùng bán lẻ hợp nhất của Masan tại Masan Consumer Holdings và VinCommerce (sở hữu chuỗi bán lẻ VinMart và VinMart+).
Sau giao dịch này, VinCommerce sẽ là nhà bán lẻ nhu yếu phẩm hàng đầu trên nền tảng thương mại điện tử Lazada (cũng thuộc sở hữu Alibaba).
Thị trường bán lẻ tiêu dùng Việt Nam đang được nhiều dòng vốn ngoại rót vào. (Ảnh: Hải Đăng) |
Ông Danny Le, Tổng Giám đốc Masan Group, cho biết hợp tác chiến lược giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi The CrownX trở thành một nền tảng “tất cả trong một” phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng trên các kênh mua sắm offline và online.
Như vậy, với số tiền đầu tư hơn 9.000 tỷ đồng, Alibaba và các nhà đầu tư đã đặt chân vào chuỗi bán lẻ có hệ thống cửa hàng lớn nhất Việt Nam, đồng thời sở hữu kênh thương mại điện tử top 3 trong nước.
Trước khi Alibaba nhảy vào Masan, một tập đoàn của Hàn Quốc đã mua 16,26% cổ phần của Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại tổng hợp Vincommerce, tiếp nối làn sóng vốn ngoại đổ vào thị trường bán lẻ Việt Nam.
Như vậy cho đến hiện tại, nhiều chuỗi bán lẻ hàng tiêu dùng trong nước đều có bóng dáng nguồn vốn ngoại hoặc thuộc sở hữu của nước ngoài, như Aeon Mall (Nhật Bản), BigC (Thái Lan, đổi thành Tops Market và GO!), Lotte Mart, mới đây là VinMart. Các doanh nghiệp nội hiện có Bách hoá Xanh, Co.op Mart (gồm Co.op Food), Satrafoods,...
Các doanh nghiệp ngoại đều lên kế hoạch rõ ràng cho việc phát triển tại Việt Nam. Trong 5 năm tới, tập đoàn Thái dự định đầu tư 1,1 tỷ USD để mở rộng thị trường trên toàn quốc. Phía Aeon Mall dự kiến mở khoảng 20 trung tâm thương mại từ nay tới năm 2025.
Số lượng cửa hàng một số chuỗi lớn tại Việt Nam tính tới cuối năm 2020. Trong đó, số liệu Co.op Food tính tới cuối 2019, Bách hoá Xanh tính tới hiện tại. |
Do sở hữu hơn 2.500 cửa hàng bán lẻ nên nếu tính VinMart và VinMart+ vào khối có vốn từ doanh nghiệp nước ngoài, số lượng cửa hàng của khối này tăng lên rõ rệt, hơn 2.600 cửa hàng, tương đương với số lượng cửa hàng của Bách hóa Xanh, Co.op Food, Co.op Mart và Satrafoods cộng lại. Như vậy, cán cân bán lẻ thiết yếu đang nghiêng về doanh nghiệp nội địa bắt đầu cân bằng với khối có vốn ngoại.
Tương quan số lượng cửa hàng của doanh nghiệp nội địa (màu xanh lá cây) với nhà bán lẻ có nguồn vốn ngoại. |
Sau khi nhận vốn rót từ tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ, phía The CrownX không giấu ý định đưa hàng của Vincommerce lên Lazada, nhằm xây dựng hệ sinh thái O2O (online to offline) hoàn chỉnh. Với độ phủ rộng khắp, hàng hoá tươi sống, sản phẩm thiết yếu mua của Vincommerce trên Lazada có lợi thế về vận chuyển, do đó gia tăng tính cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác rất nhiều.
Sự kết hợp giữa Lazada và Vincommerce giúp một bên không phải xây dựng nền tảng online, bên kia có nguồn hàng đa dạng rộng khắp.
Dù vậy, cuộc chơi bán lẻ online lẫn offline tại Việt Nam không hề dễ dàng. Bản thân các doanh nghiệp nước ngoài như Auchan, Parkson từng đóng cửa tại Việt Nam. Hay một số nền tảng thương mại điện tử lớn như Zalora, Lotte.vn,... cũng rời khỏi thị trường.
Hiện tại, chuỗi VinMart phải đối đầu với Co.op Mart và BigC (cũ), VinMart+ phải đối đầu với Bách hoá Xanh, Co.op Food và Satrafoods. Còn Lazada đã bị Shopee vượt mặt trên khu vực Đông Nam Á và đang gặp cạnh tranh quyết liệt tại Việt Nam bởi Shopee, Tiki, Sendo.
Bách hoá Xanh, chuỗi đang phát triển rất nhanh tại Việt Nam, đã đạt mốc 1.828 cửa hàng chỉ tính riêng TP.HCM và khu vực phía Nam. Gần đây, doanh thu của chuỗi năm sau luôn gấp đôi năm trước, dự kiến đạt 30.000 tỷ đồng cuối năm nay.
Ông Trần Kinh Doanh, CEO Bách hoá Xanh, cho rằng vài năm tới vẫn còn đủ dư địa để chuỗi này tăng trưởng 50-70% doanh thu hàng năm, tiến tới chiếm thị phần lớn ở mảng bán lẻ hàng tiêu dùng.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động - tuyên bố sẽ giành lại thị trường bán lẻ về cho Việt Nam 6-7 năm tới, ám chỉ việc Bách hoá Xanh chiếm thị phần áp đảo, như cách chuỗi này làm được với Thế Giới Di Động lẫn Điện máy Xanh.
Song song đó, tập đoàn này đang tích cực xây dựng mảng thương mại điện tử để hoàn thiện hệ sinh thái, đúng với hướng đi mà The CrownX huớng tới. Hiện doanh thu online ở mảng Bách hoá Xanh mới chiếm 3% tổng doanh thu, trong khi chuỗi bán hàng công nghệ đạt 9% trên tổng doanh thu.
Các đối thủ của Lazada ở mảng thương mại điện tử cũng có những lợi thế mạnh. Như Shopee đang cho đặt hàng qua ứng dụng Now - nền tảng giao đồ ăn lâu đời tại Việt Nam, thuộc cùng công ty mẹ với Shopee. Hay Tiki đẩy mạnh ngành hàng tiêu dùng, trong đó có mảng thực phẩm tươi sống TikiNgon.
Có thể thấy nguồn vốn mạnh mẽ từ Alibaba và các đối tác rót vào Masan lần này tác động mạnh đến ngành bán lẻ Việt Nam ở cả online lẫn offline. Nhìn xu hướng đầu tư thấy rõ khối ngoại muốn xây dựng một hệ sinh thái lớn mạnh, tạo sự thuận tiện cho người tiêu dùng. Các doanh nghiệp Việt nói riêng và doanh nghiệp trong ngành nói chung buộc phải đi theo mô hình này bằng cách xây mới, liên kết hoặc sáp nhập mới đủ sức cạnh tranh.
Hải Đăng
Dogecoin bị vượt mặt bất chấp nỗ lực "bơm thổi" của Elon Musk
Dogecoin đã không còn tạo ra cơn sốt như hồi đầu tháng này, dù tỷ phú Elon Musk vẫn nhiệt tình bơm thổi tin tức tốt cho đồng tiền ảo châm biếm này.