您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

2 thủ phủ Tây Nguyên triển khai đô thị thông minh như thế nào?_tỷ lệ kèo bóng đá trực tiếp

Nhận Định Bóng Đá38857人已围观

简介Buôn Ma Thuột và Pleiku xây dựng đô thị thông minhNgày 29/11/2021, UBND tỉnhĐắk Lắk vừa ban hàn ...

Buôn Ma Thuột và Pleiku xây dựng đô thị thông minh

Ngày 29/11/2021,̉phủTâyNguyêntriểnkhaiđôthịthôngminhnhưthếnàtỷ lệ kèo bóng đá trực tiếp UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định số 3330 về Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Kế hoạch được triển khai nhằm tăng cường các ứng dụng dịch vụ tương tác với người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tham gia giám sát hoạt động xử lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước.

Về phát triển đô thị thông minh, tỉnh hướng đến triển khai có hiệu quả các dịch vụ đô thị thông minh tại thành phố Buôn Ma Thuột như giám sát và điều hành kinh tế - xã hội, giám sát an ninh trật tự đô thị và điều hành giao thông, phản ánh hiện trường, giám sát hệ thống dịch vụ công trực tuyến…

Trước đó vào ngày 8/2/2021, UBND tỉnh Gia Lai cũng có Quyết định số 77 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Xây dựng thành phố Pleiku theo hướng đô thị thông minh giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.

Đến tháng 4 vừa qua, Pleiku đã triển khai thí điểm xây dựng Trung tâm Điều hành đô thị thông minh (IOC). Hiện nay, thành phố triển khai thí điểm 2 phần mềm phản ánh hiện trường, gồm Pleiku Smart của Viettel và Orim-X của VNPT; triển khai giai đoạn 1 nhiệm vụ phát triển điện chiếu sáng thông minh, dự kiến cuối tháng 12 tới sẽ nghiệm thu.

Cùng với đó, Gia Lai đã tiến hành lắp đặt hệ thống WiFi công cộng tại một số điểm như Quảng trường Đại Đoàn Kết, Công viên Diên Hồng, khu thắng cảnh Biển Hồ, Sân bay Pleiku, Bến xe Đức Long Gia Lai… Thành phố cũng đang triển khai thí điểm hệ thống giám sát, quản lý giao thông thông minh.

{keywords}
UBND tỉnh Gia Lai đã có Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Xây dựng thành phố Pleiku theo hướng đô thị thông minh giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030” (nguồn ảnh: gialai.gov.vn).

Chia sẻ khó khăn Miền Trung Tây Nguyên

Theo chia sẻ của Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Thành Phong trong sự kiện Industry 4.0 Summit đầu tháng 11, hiện có 41/63 tỉnh thành phố đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh, được ban hành cho toàn tỉnh hoặc một đô thị thuộc tỉnh.

Phát triển đô thị thông minh được Việt Nam xác định là một hướng đi đúng đắn trong xu thế đô thị hóa ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, ông Phong cũng nhận định, triển khai đô thị thông minh tại Việt Nam vẫn gặp một số khó khăn.

Theo đó, ông Nguyễn Thành Phong cho rằng, nhận thức về đô thị thông minh xuất phát từ nhu cầu của nhà quản lý, doanh nghiệp, hay nhu cầu thụ hưởng dịch vụ của người dân chưa được nâng cao. Đồng thời, tiêu chuẩn, quy chuẩn quy hoạch đô thị thông minh và hạ tầng kỹ thuật, công trình kiến trúc thông minh chưa được ban hành đầy đủ, đồng bộ.

Ngoài ra, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng nhận xét, sự tham gia của cộng đồng, các thành phần kinh tế trong xây dựng đô thị thông minh còn hạn chế; việc triển khai đô thị thông minh còn riêng lẻ, manh mún; các đô thị thông minh chưa mang tính đặc thù; nguồn lực cho phát triển đô thị thông minh bao gồm cả nguồn vốn và nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế.

Các tỉnh Miền Trung Tây Nguyên cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Theo chia sẻ từ ông Nguyễn Xuân Hà, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin thành phố Pleiku, nguồn nhân lực CNTT thành phố còn thiếu; đội ngũ cán bộ phụ trách CNTT tại các xã, phường hầu hết là kiêm nhiệm, không có chuyên môn; hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị còn nhiều hạn chế…

Dù sao, các tỉnh cũng đang nhận được sự hỗ trợ từ doanh nghiệp viễn thông. Viettel Gia Lai chia sẻ rằng đang tiến hành đánh giá lại những mặt đạt và chưa đạt, từ đó hoàn thiện sản phẩm đưa vào sử dụng chính thức. Khi đó, thành phố sẽ tập trung truyền thông rộng rãi để người dân biết và sử dụng ứng dụng.

Phần mềm phản ánh hiện trường Pleiku Smart của Viettel mới chủ yếu có cán bộ, công chức, viên chức và một bộ phận người dân sử dụng. Đối với hệ thống camera giao thông, camera an ninh sẽ mở rộng thêm, nhất là tại các trọng điểm về an toàn giao thông nhằm giúp cơ quan chức năng có thể tiến hành xử lý phạt nguội hành vi vi phạm, từ đó nâng cao ý thức người dân khi tham gia giao thông.

Viettel Gia Lai cũng sẽ tích hợp trí tuệ nhân tạo đối với 2 camera tầm cao của thành phố để phân tích, nhận biết dấu hiệu tụ tập đông người, cháy nổ… nhằm kịp thời ngăn chặn.

Anh Hào

Nhiều tỉnh thành "phác thảo" đô thị thông minh năm 2030

Nhiều tỉnh thành "phác thảo" đô thị thông minh năm 2030

Những tỉnh thành phía Nam như Bà Rịa - Vũng Tàu hay Sóc Trăng hiện đã có bản kế hoạch khá chi tiết, hình dung về mô hình đô thị thông minh cần hướng đến năm 2030.

Tags:

相关文章



友情链接