当前位置:首页 >Cúp C2 >Thủ tướng: Hoạt động đối ngoại cần bình đẳng, hợp tác cùng phát triển_kq bd trung quoc 正文

Thủ tướng: Hoạt động đối ngoại cần bình đẳng, hợp tác cùng phát triển_kq bd trung quoc

来源:Fabet   作者:Thể thao   时间:2025-01-25 06:36:42

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự Hội nghị tổng kết hai năm Việt Nam đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Sáng 22/1,ủtướngHoạtđộngđốingoạicầnbìnhđẳnghợptáccùngpháttriểkq bd trung quoc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết hai năm Việt Nam đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 do Bộ Ngoại giao tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Dự hội nghị tại Hà Nội còn có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh; Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, cán bộ, chiến sỹ Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Dự Hội nghị qua hình thức trực tuyến có các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài.

Dấu ấn nổi bật của Việt Nam

Báo cáo về những kết quả và những dấu ấn nổi bật trong hai năm Việt Nam đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết: Việt Nam bắt đầu nhiệm kỳ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cách đây tròn 2 năm trong bối cảnh thế giới và khu vực có những thuận lợi đan xen với thách thức, khó khăn, có những diễn biến vượt ngoài dự báo thông thường.

Thuận lợi cơ bản là hòa bình, hợp tác, đối thoại vẫn là xu thế chủ đạo, chủ nghĩa đa phương và luật pháp quốc tế dù gặp nhiều trở ngại vẫn được đông đảo cộng đồng quốc tế coi trọng và đề cao.

Tuy nhiên, khó khăn, thách thức cũng rất lớn. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng quyết liệt; chủ nghĩa dân tộc và chính trị cường quyền gia tăng; các điểm nóng địa-chính trị trên thế giới leo thang căng thẳng, nhất là ở Trung Đông-Bắc Phi; các thách thức an ninh phi truyền thống tiếp tục tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia.

Đặc biệt, đại dịch COVID-19 bùng phát suốt hơn 2 năm qua đã tác động tiêu cực tới mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế-xã hội và sinh hoạt quốc tế.

Trong bối cảnh đó, hai năm qua, Hội đồng Bảo an đã giải quyết khối lượng công việc lớn, tiến hành 840 cuộc họp cấp Đại sứ và hàng nghìn cuộc tham vấn các cấp, thông qua 254 văn kiện các loại, thảo luận hơn 60 vấn đề về tình hình ở tất cả các châu lục cũng như hầu hết các vấn đề an ninh phi truyền thống được quốc tế quan tâm hiện nay, nhất là biến đổi khí hậu, đại dịch COVID-19, an ninh biển...

Với thông điệp xuyên suốt là “Đối tác vì một nền hòa bình bền vững,” Việt Nam đã tham gia Hội đồng Bảo an với tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm cao, cân bằng, minh bạch, đề xuất nhiều sáng kiến, đóng góp thực chất vào công việc của Hội đồng Bảo an.

“Chúng ta đã thực sự thể hiện rõ tâm thế, bản sắc và bản lĩnh của ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, đồng thời lan tỏa mạnh mẽ thông điệp về một đất nước yêu chuộng hòa bình, nhân văn, trọng công lý và lẽ phải, đổi mới, năng động, sẵn sàng gánh vác trách nhiệm vì hòa bình và phát triển bền vững trên thế giới,” Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính với các đại biểu dự hội nghị. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Điểm lại những dấu ấn nổi bật của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết Việt Nam đã ghi đậm 5 dấu ấn lớn trong hai năm quan trọng này.

Thứ nhất, Việt Nam đã góp phần thúc đẩy cách tiếp cận đa phương, kiên trì đề cao luật pháp quốc tế và các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc. Trong điều hành, xử lý các công việc chung, Việt Nam luôn thúc đẩy không khí đồng thuận, đối thoại, hợp tác, vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

Thứ hai, Việt Nam đã thúc đẩy việc tìm kiếm giải pháp bền vững, toàn diện cho xung đột, trong đó có cả xử lý hậu quả xung đột, hướng tới phát triển lâu dài của quốc gia.

Thứ ba, thúc đẩy tinh thần nhân văn, nhân ái, hướng tới người dân, tăng cường bảo vệ thường dân trong xung đột, nhất là các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ và trẻ em một cách thực chất, Việt Nam đã chủ trì thúc đẩy thông qua Nghị quyết 2573 - Nghị quyết riêng đầu tiên của Hội đồng Bảo an về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với người dân trong xung đột như trường học, bệnh viện, hạ tầng điện nước và được cả 15 nước Hội đồng Bảo an đồng bảo trợ...

Thứ tư, Việt Nam cũng nỗ lực thúc đẩy hợp tác giữa Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an với các tổ chức khu vực trong duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, cũng như đề cao vai trò trung tâm và sự hiện diện của ASEAN tại Hội đồng Bảo an.

Thứ năm, Việt Nam đã chủ động đề xuất các giải pháp toàn cầu về nhiều vấn đề toàn cầu, nhất là xử lý các thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, an ninh biển, ứng phó với dịch bệnh.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định với những dấu ấn nói trên, nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là một bước đi góp phần tích cực triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và có hiệu quả cũng như chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương theo tinh thần Chỉ thị 25 của Ban Bí thư.

Cùng với đó, nâng cao hơn nữa vị thế, uy tín đất nước, thể hiện hình ảnh Việt Nam bản lĩnh, giữ vững nguyên tắc, nhưng mềm dẻo, linh hoạt, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, luôn đặt người dân vào trung tâm của phát triển.

Nâng cao vị thế đất nước

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng, biểu dương Tổ công tác liên ngành với bộ phận thường trực là Bộ Ngoại giao; Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc với vai trò chủ công tuyến đầu cùng các cơ quan đại diện khác của Việt Nam ở nước ngoài đã có nhiều đóng góp quan trọng cho thành công chung nhiệm kỳ tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc của Việt Nam.

Thủ tướng nhấn mạnh tham gia Hội đồng Bảo an là mục tiêu phấn đấu của nhiều nước bởi đây là cơ quan có vai trò quan trọng hàng đầu trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, cơ quan duy nhất có quyền hạn đặc biệt đưa ra các quyết định có tính ràng buộc pháp lý với 193 quốc gia trên thế giới.

“Việc Việt Nam lần thứ hai đảm nhiệm vị trí quan trọng này chỉ hơn 10 năm sau khi kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên ,với số phiếu bầu gần như tuyệt đối (192/193 phiếu) thể hiện vị thế của đất nước và sự tín nhiệm cao của quốc tế đối với chính sách đối ngoại của nước ta,” Thủ tướng đánh giá.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các sáng kiến của Việt Nam trong nhiệm kỳ; cho rằng đây đều là những sáng kiến thiết thực, đúng và trúng quan tâm của cộng đồng quốc tế, đồng thời cũng là các vấn đề quan trọng đối với lợi ích của nước ta.

Trong bối cảnh quốc tế, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, thuận lợi và thách thức đan xen, Thủ tướng đề nghị ngành ngoại giao và các cơ quan làm công tác đối ngoại tiếp tục vai trò tiên phong, đi trước mở đường giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, góp phần quan trọng vào công cuộc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và phát triển đất nước trong tình hình mới.

“Đối ngoại nói chung, ngoại giao đa phương nói riêng cần bám sát chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc vừa qua, coi đối ngoại đa phương là một định hướng chiến lược quan trọng. Kiên định đường lối đối ngoại theo tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư; xây dựng và triển khai hiệu quả Chiến lược tổng thể về đối ngoại đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045,” Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị tổng kết hai năm Việt Nam đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh một số nhiệm vụ chính trong công tác đối ngoại. Đó là, triển khai toàn diện, đồng bộ các hoạt động đối ngoại đa phương trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, môi trường, giáo dục-đào tạo, khoa học công nghệ..., nhất là thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, giải quyết các vấn đề toàn cầu như an ninh phi truyền thống, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống dịch bệnh, an ninh biển, an ninh con người…

Đồng thời, tiếp tục đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt hòa giải, tham gia định hình các quy tắc tại các diễn đàn đa phương phù hợp với điều kiện cho phép thông qua việc đăng cai các hội nghị quốc tế lớn, ứng cử và đảm nhiệm các vị trí quan trọng tại các tổ chức quốc tế; chủ động đề xuất các sáng kiến, tạo dấu ấn tích cực, nâng cao vị thế và giá trị Việt Nam trong quan hệ với các nước.

Hoan nghênh việc Bộ Ngoại giao đang tích cực chuẩn bị để sớm trình Kế hoạch đăng cai các hội nghị đa phương cấp cao đến năm 2030, Thủ tướng đề nghị Bộ cần chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất khả năng Việt Nam tái ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong 10-15 năm tới; ứng cử, đăng cai các hội nghị quan trọng trong khuôn khổ các cơ chế đa phương quan trọng, nhất là Liên hợp quốc, APEC, ASEM, ASEAN, các cơ chế tiểu vùng Mekong và đề xuất các sáng kiến, diễn đàn đa phương khác.

Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an tiếp tục phối hợp chặt chẽ thúc đẩy triển khai lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc thể hiện thực chất là thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Thủ tướng cũng đề nghị tiếp tục thúc đẩy và làm sâu sắc quan hệ song phương với các nước, các tổ chức quốc tế; tận dụng tối đa các cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật, công nghệ với các nước, nhất là trong bối cảnh COVID-19 cũng như nhìn xa hơn là trong giai đoạn ổn định sau đại dịch.

Thủ tướng nhấn mạnh, các hoạt động đối ngoại cần được triển khai trên cơ sở "tình cảm, chân thành, tin cậy, bình đẳng, tôn trọng, lắng nghe, hợp tác hiệu quả và cùng phát triển" để tạo cơ sở tranh thủ nguồn lực quốc tế, góp phần thực hiện khát vọng phát triển bền vững đất nước.

Trước mắt ưu tiên cho tiếp cận triển khai chiến lược vaccine và thuốc điều trị, tư vấn chính sách để hỗ trợ phục hồi sau đại dịch, triển khai ngoại giao khí hậu, ngoại giao y tế, ngoại giao năng lượng, ngoại giao số...; đồng thời, tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đối ngoại đa phương, tiếp tục xây dựng cách tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực.

Các bộ, ngành phải quán triệt sâu sắc chủ trương của Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, chủ động xây dựng các kế hoạch để tăng cường sự tham gia của từng bộ, từng ngành vào các cơ chế đa phương.

Hệ thống các cơ quan đối ngoại, các cơ chế phối hợp cùng cần tiếp tục rà soát, kiện toàn để nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp xử lý các nhiệm vụ chung trong triển khai công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của đất nước. Cùng với đó, chú trọng công tác cán bộ với tinh thần “cán bộ là cái gốc của mọi công việc;” phải có phương án tăng cường nhân lực, đào tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cụ thể, nhất là nhân lực lao động ở cấp quốc tế.

Thủ tướng chỉ rõ: "Phải kiên trì, kiên định, kiên quyết, kiên nhẫn giữ vững bản lĩnh trước những vấn đề có tính chất nguyên tắc, nhất là về lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân; hài hòa lợi ích của các nước trên thế giới, khu vực; đảm bảo được mục tiêu chung là hòa bình, độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, vì mục tiêu bảo vệ hòa bình, hợp tác phát triển của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.”

Trong giai đoạn phát triển mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ mong muốn và tin tưởng, công tác đối ngoại sẽ tiếp tục đóng vai trò tiên phong trong việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; góp phần thực hiện mục tiêu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; tất cả vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, nhân dân; tất cả vì sự phát triển hùng cường, thịnh vượng của đất nước trong bối cảnh mới.

Người đứng đầu Chính phủ mong muốn từng cán bộ làm công tác đối ngoại, công tác ngoại giao sẽ tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những kết quả hết sức tích cực đã đạt được, nhất là trong năm 2020 và 2021 vừa qua trong bối cảnh hết sức khó khăn, tiếp tục xây dựng trường phái đối ngoại, ngoại giao mang đậm bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa Việt Nam, bản sắc “cây tre Việt Nam,” đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.

TheoTTXVN

标签:

责任编辑:Cúp C2