Trong ý kiến đăng tải trên facebook cá nhân,ôBảoChâuHọcsinhđượcchọnngoạingữđểhọclàtiếnbộcoi lịch bóng đá GS Ngô Bảo Châu bày tỏ, việc học sinh được chọn 1 trong 5 sinh ngữ để học như ngoại ngữ thứ nhất là tiến bộ. Và trong số 5 sinh ngữ ấy, nên có tiếng Trung.
GS Ngô Bảo Châu viết:
"Vì nước Mỹ là nước giàu nhất thế giới nên tất cả con em Việt nam phải chọn tiếng Anh làm ngoại ngữ thứ nhất? Giống như đã từng có lúc Liên xô vĩ đại là mô hình để cả nhân loại dõi theo nên tất cả trẻ con phải học tiếng Nga.
Hiển nhiên việc trẻ con có thể chọn 1 trong 5 sinh ngữ để học như ngoại ngữ thứ nhất là tiến bộ.
Hiển nhiên trong số 5 sinh ngữ đấy phải có tiếng Trung. Để tồn tại bên nách Trung Quốc, chúng ta không có lựa chọn nào khác là buôn bán với họ, nếu có lãi thì tốt, hiểu văn hoá của họ, nếu hiểu họ hơn họ hiểu ta thì tốt".
GS Ngô Bảo Châu cho rằng, việc học sinh được lựa chọn nhiều ngoại ngữ để học như ngoại ngữ thứ nhất là chính sách tiến bộ. |
Sau chưa đầy 20 giờ, ý kiến của GS Ngô Bảo Châu đã nhận được hơn 6.000 lượt like và gần 400 lượt chia sẻ trên mạng xã hội Facebook.
Nhiều người chia sẻ với quan điểm của GS Ngô Bảo Châu, cho rằng, với những người học tiếng Anh thì nếu lựa chọn một ngoại ngữ thứ 2 thì tiếng Trung là lựa chọn hàng đầu.
Nickname Hoa Tran viết: "Học 1 ngôn ngữ có rất nhiều người sử dụng trên toàn thế giới thì cơ hội giao lưu nhiều lên, còn việc chọn học ngôn ngữ gì là do sở thích và nhu cầu mỗi người".
GS Hà Huy Khoái cũng chia sẻ quan điểm này, ông viết: "Nếu không là bắt buộc, mà tự chọn, thì tất nhiên càng có nhiều thứ để lựa chọn thì càng tốt thôi!"
Tuy nhiên, một số ý kiến cũng tranh luận ý kiến của GS Ngô Bảo Châu ở nhiều khía cạnh.
Nickname Thanh Tran-Trong cho rằng, chính sách này không ổn vì "ai thích học thì học, không cần phổ cập".
"Từ ngày dân Ba Lan bỏ học tiếng Nga họ phát triển ầm ầm, mà vẫn buôn bán với Nga. Học để nói tiếng Tàu thì dễ, nhưng để ký hợp đồng bằng tiếng Mandarin thì rất khó. Business (kinh doanh) nên ký bằng tiếng Anh, được bảo vệ hơn" - Facebooker này lập luận.
Phản biện quan điểm Thanh Tran-Trong, nickname Qúy Hiên Lê cho rằng, Bộ GD-ĐT không hề có ý định phổ cập tiếng Trung và tiếng Nga.
"Nó chỉ là một quy định có tính chất về mặt pháp lý, để về nguyên tắc 5 tiếng đó là bình đẳng với tư cách là ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam".
"Quan điểm đó có từ cả chục năm nay rồi, và trên thực tế thì tiếng Anh vẫn là ngoại ngữ được dạy ở hầu hết các trường, mấy ngoại ngữ kia chỉ có gọi là thôi (nhưng khi làm đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia, Bộ GD-ĐT vẫn phải làm đủ cả 5 đề Anh, Pháp, Đức, Trung, Nga)" - Facebooker này viết.
Việc dạy thí điểm tiếng Trung Quốc và tiếng Nga từ lớp 3 kể từ năm 2017 được Bộ GD-ĐT đưa ra tại hội nghị bàn về Đề án dạy và học ngoại ngữ 2020 diễn ra 17/9 đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều của dư luận.
Theo giải thích của Bộ GD-ĐT, hiện nay các ngôn ngữ này vẫn đang được giảng dạy ở trường phổ thông từ lớp 6, và là 2 trong 5 ngoại ngữ thuộc môn thi tốt nghiệp THPT. Lần này Bộ chỉ thay đổi để phù hợp với chương trình giáo dục 10 năm dự kiến đưa vào giảng dạy từ năm 2017.
Lê Văn