Mì được tích trữ phổ biến trong mọi gia đình và là món khoái khẩu của trẻ nhỏ. Thế nhưng,ìănliền–Hiểuđúngănyêntâkết quả bd trực tuyến những nhận định về tác hại của thực phẩm này liên tiếp được đưa ra, khiến nhiều người lâm vào tình trạng ăn thì ăn mà lo vẫn lo.
Để hiểu rõ hơn về những “đồn thổi” xoay quanh mì ăn liền, người viết đã tìm đến GS. Đống Thị Anh Đào – bộ môn Hóa Thực Phẩm trường Đại học Bách Khoa TP.HCM và PGS.TS. Lê Bạch Mai – Phó Viện Trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia để giải đáp các băn khoăn còn tồn tại.
Nhắc đến mì ăn liền, nhiều người vẫn e ngại khi nghe nói trong mì có chứa chất béo bão hòa (trans fat) không tốt cho sức khỏe, do mì được chiên trước khi thành phẩm. Vậy chất béo này ở đâu mà có? Theo GS. Đào, chất béo trans fat được sinh ra từ quá trình tái sử dụng dầu dưới tác động trực tiếp của nhiệt. Cụ thể, các chị em nội trợ thường tiết kiệm bằng cách dùng lại dầu chiên chả giò để chiên tiếp cá, xào rau… và chính loại dầu được chiên nhiều lần như vậy đã sản sinh ra lượng lớn trans fat có hại, đặc biệt đối với người có vấn đề về tim mạch, huyết áp…
Vắt mì ăn liền với màu sắc hấp dẫn nhưng vẫn khiến nhiều người e ngại vì vấn đề dầu chiên |
Tuy nhiên, riêng với thị trường mì ăn liền hiện tại, GS. Đào cũng cho biết thêm: “Theo kết quả kiểm tra từ Trung tâm 3 (2016), một số sản phẩm mì ăn liền tại Việt Nam có hàm lượng trans fat rất thấp, dưới 0.03g và được phép công bố “zero trans” theo tiêu chuẩn của FDA hoặc không công bố theo qui định của Cục Đo lường chất lượng VN”. Do vậy, với người dùng còn đang đắn đo về độ an toàn giữa mì chiên và không chiên, GS. Đào cũng nhận định chất lượng của cả hai loại đều như nhau nếu được sản xuất từ đơn vị uy tín.
Một số thương hiệu mì ăn liền nổi tiếng tại Việt Nam hầu như có hàm lượng chất béo trans fat rất thấp, hoàn toàn không đáng kể |
Không chỉ lo lắng về chất béo có hại, nhiều người nội trợ cũng dè chừng màu vàng sậm ngon mắt của vắt mì. Có không ít ý kiến cho rằng đây là kết quả của việc tận dụng dầu đã qua chế biến, song GS. Đào cho hay: “Các nghiên cứu cho thấy ở Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á, màu vàng sậm sẽ kích thích vị giác tốt hơn nên nhà sản xuất đã chủ động thêm bột nghệ (chiết xuất từ nghệ tươi) và gia vị để tạo màu đẹp mắt cho mì, mang đến cảm giác ngon miệng hơn”.
Đặc biệt, trong quy trình sản xuất công nghiệp hiện đại, dầu chiên mì ăn liền được làm nóng gián tiếp bằng hơi nước để kiểm soát nhiệt độ 140-165 độ C (tương tự như chưng cách thủy) chứ không dùng nhiệt trực tiếp. Mì cũng chỉ “lội” qua dầu chưa đến 2 phút và dầu mới luôn được tự động bổ sung bằng với lượng đã hao hụt nhằm đảm bảo sản xuất liên tục, nên không xảy ra trường hợp dùng dầu cũ chiên đi chiên lại.
Hiện nay, với quy trình sản xuất hiện đại, dầu chiên mì được làm nóng gián tiếp bằng hơi nước và kiểm soát nhiệt độ bằng hệ thống tự động |
Hiện nay, với quy trình sản xuất hiện đại, dầu chiên mì được làm nóng gián tiếp bằng hơi nước và kiểm soát nhiệt độ bằng hệ thống tự động
Theo số liệu từ Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), Việt Nam chỉ còn đứng thứ tư thế giới về tiêu thụ mì ăn liền, song việc đảm bảo dinh dưỡng cho những người “nghiện” mì vẫn là vấn đề đáng quan tâm.
Theo PGS.TS. Bạch Mai, mỗi người tiêu dùng cũng cần là một thực khách thông minh bằng cách kết hợp mì với rau xanh, các loại thịt hoặc trứng để tạo thành bữa ăn hoàn thiện. Bất cứ thực phẩm nào ăn quá nhiều, quá thường xuyên cũng không tốt. Vì vậy, ngoài mì ăn liền nên xen kẽ với các thực phẩm khác như bún, phở, hủ tiếu, cơm… nhằm đảm bảo cân đối và đầy đủ dưỡng chất cho bữa ăn hàng ngày.
Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng là bữa ăn kết hợp đầy đủ chất |
Chính sự hiểu đúng của mỗi người sẽ là tiền đề cho công cuộc “ăn vui, ăn khỏe” mà không lo ngại những vấn đề về thực phẩm đang lan tràn hiện nay.
Tấn Tài
顶: 6672踩: 16126
评论专区