Trong năm qua,êbốinốiđuôinhauFacebookbiếnMarkZuckerbergthànhtỷphúmấtnhiềutiềnnhấtcủanăxem lại trận bóng đá Facebook đã trở thành tâm điểm của một "cơn sóng thần" bê bối ngày càng lớn với một loạt các vấn đề, từ quyền riêng tư về dữ liệu cho tới sự can thiệp của Nga đối với những thông tin giả mạo. Công ty và cả CEO Mark Zuckerberg nhiều lần phải công khai xin lỗi về những sai lầm của mình, nhưng những vụ bê bôi vẫn tiếp tục kéo đến.
Cho đến thời điểm này, vẫn chưa rõ câu chuyện để khép lại năm 2018 của Facebook là gì, nhưng ít nhất có một kịch bản lặp đi lặp lại trong năm nay. Đó là, Facebook làm điều không đúng, che giấu nó và khi mọi thứ bị phanh phui thì công ty này lại nói lời xin lỗi với công chúng rồi giải thích. Động thái này chỉ để Facebook tiếp tục "mắc lỗi" hoặc lặp lại những "lỗi lầm" tương tự.
Khởi đầu "nhẹ nhàng" trong năm mới
Đầu năm nay, Facebook đưa ra một thông báo quan trọng là các bài đăng của bạn bè, người thân của người dùng sẽ được hiển thị nhiều hơn trên News Feed nhằm đáp trả những lời chỉ trích rằng công ty này đã quá ưu tiên cho những nội dung quảng cáo. Sau đó, CEO Mark Zuckerberg đã nói rằng ông muốn đem lại sự ổn định cho Facebook.
Công ty này cho biết họ sẽ hoạt động hiệu quả hơn trong việc đảm bảo các tin tức đều phải đến từ "nguồn đáng tin cậy" và ưu tiên những tin tức của địa phương, cũng nói thêm rằng Facebook đã sẵn sàng để áp dụng những quy tắc bảo mật mới tại châu Âu bởi ở khu vực này "rất nghiêm túc trong việc bảo vệ quyền riêng tư về dữ liệu và cá nhân."
Vào tháng 2, công tố viên đặc biệt Robert Mueller đã truy tố 3 công dân Nga và 3 công ty của Nga, tập trung chủ yếu vào công ty Internet Research Agency bởi đã can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ hồi năm 2016 bằng cách sử dụng các nền tảng mạng xã hội cũng dính líu tới vụ việc này, trong đó có Facebook. Tuy nhiên, cuộc điều tra chủ yếu tập trung vào các điệp viên Nga chứ không phải nền tảng họ sử dụng.
Facebook tưởng chừng đã có thể "thở phào" cho đến khi...
... một cuộc khủng hoảng về bê bối dữ liệu ập đến - Cambridge Analytica
Vào ngày 16 tháng 3, Facebook bất ngờ đưa ra thông báo rằng công ty đang đình chỉ hoạt động một công ty tư vấn chính trị có tên Strategic Communication Laboratories và công ty phân tích dữ liệu của họ là Cambridge Analytica khỏi nền tảng này. Ngay này hôm sau, nguyên nhân của vụ việc trên đã bị phanh phui. Tờ The New York Times (NYT) và Guardian đã đăng tải hai bài báo, nêu chi tiết về cách Cambride Analytica đã thu thập thông tin cá nhân của hơn 50 triệu người dùng mà không có sự cho phép của họ. Công ty này kiếm tiền bằng cách thu thập dữ liệu người dùng và bán lại cho các nhà phát triển ứng dụng, quảng cáo.
Cambridge Analytica đã làm việc liên quan tới nhiều chiến dịch chính trị, bao gồm cả cuộc chạy đua cho chiếc ghế tổng thống của ông Donald Trump và tuyên bố có thể cung cấp công cụ có thể nhận diện đặc điểm cá nhân của cử tri Mỹ nhằm tác động tới quyết định bầu cử của họ. Nguồn vốn hoạt động của Cambridge Analytica chủ yếu đến từ Robert Mercer - một nhà tài trợ giàu có của đảng Cộng hoà, và Stephen K. Bannon - cựu cố vấn của ông Trump.