Dạo một vòng trên mạng xã hội và các trang thương mại điện tử (TMĐT),áychơigamenháiđượcbántrànlantrênmạty le chap chau a người dùng có thể dễ dàng tìm thấy những cửa hàng online rao bán các máy chơi game đủ mẫu mã, chủng loại. Theo tìm hiểu của ICTNews, các máy này đều có nguồn gốc xuất xứ Trung Quốc nhưng được nhái theo kiểu dáng thiết kế của các máy chơi game Nhật Bản.
Tiêu biểu nhất trong số này là máy GameStation, được quảng cáo có kết nối HDMI, chơi được 600 trò NES của Nintendo với giá bán chỉ khoảng trên dưới 500.000đ ở các trang TMĐT như Lazada hay Tiki.
Thử tìm kiếm mẫu mã tương tự trên các sàn TMĐT khác của nước ngoài, chỉ duy nhất Alibaba đang bán mẫu máy này với giá 8,80 USD/chiếc (khoảng 200.000đ). Ngoài ra, không thể tìm thấy bất cứ thông tin gì về nhà sản xuất của chiếc máy này, cũng như thông báo nhượng quyền thương mại từ Nintendo.
Mẫu máy GameStation được bán trên Tiki (hình trên) và bán trên Alibaba (hình dưới) |
Ngoài mẫu máy GameStation, các mẫu máy nhái khác vẫn đang được bán tràn lan trên các trang TMĐT của Việt Nam. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi sau ngày 15/10 khi Nghị định 98/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực. Nghị định này Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo đó, các mẫu máy chơi game không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ sẽ không được nhập khẩu vào Việt Nam do không xuất trình được hóa đơn giấy tờ đầy đủ. Hành vi kinh doanh buôn bán hàng giả, hàng nhập lậu sẽ bị xử phạt rất nặng, áp dụng cho cả hành vi cố ý vận chuyển, tàng trữ hoặc giao nhận theo các điều khoản của Nghị định này.
Các máy NES, SNES, Genesis nói chung là những mặt hàng thân thuộc gắn bó với thế hệ 8x, 9x đời đầu. Khoảng cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, các máy chơi game là những thiết bị giải trí phổ biến ở các cửa hàng điện tử, chủ yếu là các máy sản xuất ở Nhật Bản nhưng nhập từ Trung Quốc.
Lý do là khi đó các máy chơi game chính hãng đều được bảo vệ bản quyền, chống chơi game lậu. Vì thế, chỉ các máy đã được hack (mod chip) từ Trung Quốc mới có thể sử dụng để chơi game không bản quyền. Khi đó, những máy chơi game này vẫn có nhãn mác xuất xứ chính hãng, chỉ khác ở cấu trúc và linh kiện bên trong đã bị thay đổi.
Ngày nay, những chiếc máy như NES, SNES, Genesis được các nhà sản xuất chính chủ thiết kế lại, tích hợp nhiều công nghệ hiện đại để bán ra thị trường nhân dịp kỷ niệm 20, 30 năm ra đời. Tranh thủ dịp này, các nhà sản xuất Trung Quốc đã tung ra thị trường các mẫu mã nhái kiểu dáng thiết kế, tích hợp hàng trăm trò chơi với mức giá rất rẻ để cạnh tranh.
Các máy game nhái (chủ yếu nhái NES) được bán tràn lan trên các trang TMĐT như Lazada
Cũng như iPhone chạy hệ điều hành Android, các máy chơi game nhái chỉ có vỏ ngoài tương đối giống, còn phần lõi bên trong khá đơn sơ nên mức giá để sản xuất ra một chiếc máy như vậy là rất rẻ.
Tuy nhiên, các mẫu máy Trung Quốc nói trên khó lòng bán được ở các nước như Mỹ, Nhật do sự bảo vệ nghiêm ngặt về luật bản quyền và sở hữu trí tuệ. Ngay cả các trang TMĐT xuyên biên giới như eBay hay Amazon cũng không dám kinh doanh mặt hàng này.
Hiện một số hãng được nhượng quyền thương mại và bán máy chơi game tương tự, hợp pháp trên thị trường nhưng có giá khá đắt đỏ, lên tới 110 USD/chiếc (chưa bao gồm thuế, phí). Do đó, các mặt hàng nhái xuất xứ Trung Quốc mới có cơ hội tràn vào nước ta như hiện nay.
Phương Nguyễn
Đĩa game xách tay sẽ bị xóa sổ từ 15/10?
Giá game xách tay rẻ hơn đáng kể so với hàng chính thống khiến mặt hàng này hấp dẫn người mua hơn đáng kể.