Ở nhiều trường đại học,ácgiảngviênđạihọcđứngtrướcmốilomấtviệcvìbáo tỉ số có đến một nửa số giảng viên làm việc theo dạng hợp đồng. Trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát dữ dội, nhiều trường đại học đã phải đóng cửa. Các giảng viên hợp đồng cũng vì vậy mà đứng trước nguy cơ thất nghiệp.
ĐH Sussex (Anh) hiện đang xem xét cắt giảm hợp đồng giảng dạy tạm thời. ĐH Bristol và ĐH Newcaslte cũng có cùng phương án như trên. Thông tin lan truyền trong cộng đồng học thuật đã tạo ra không khí hoang mang, lo lắng cho những người vốn làm nghề cao quý và được xã hội coi trọng.
Mọi việc căng thẳng hơn khi đầu tháng Ba vừa qua, một cuộc đình công của nhân viên 74 trường ĐH trên khắp nước Anh nổ ra. Những giảng viên này đứng lên đấu tranh vì cho rằng môi trường làm việc không an toàn trong đại dịch Covid-19, đồng thời khối lượng công việc của họ đang ngày một tăng.
Các giảng viên đại học đứng trước mối lo mất việc vì Covid-19
Tuy nhiên, thay vì dựa vào khủng hoảng để chứng minh mình là người sử dụng lao động có trách nhiệm, những người lãnh đạo trường lại sẵn sàng sa thải các giảng viên hợp đồng, bất chấp lời đề nghị hỗ trợ từ phía chính phủ.
“Là một giảng viên hợp đồng suốt 15 năm nay, tôi hiểu cảm giác không ổn định, liên tục có nguy cơ thuyên chuyển là như thế nào. Bị mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn, tôi đổi hết vị trí này đến vị trí khác và không thể thăng tiến trong sự nghiệp.
Vào lúc khó khăn, tôi đã phải làm 6 công việc ngắn hạn trong một năm để trang trải chi phí sinh hoạt cơ bản như tiền nhà, tiền điện nước, thức ăn… Đại dịch Covid-19 này càng làm mọi thứ tệ hại hơn. Tôi cảm thấy mình đang kiệt quệ cả về thể xác lẫn tinh thần”, Charlotte Morris, giảng viên Xã hội học tại ĐH Portsmouth chia sẻ.
Chính phủ yêu cầu các trường đại học phải có nghĩa vụ đưa nhân viên vào biên chế nếu họ công tác đủ 4 năm. Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều trường lại lách luật bằng cách tạo ra hợp đồng ngắn hạn. Khi kì hạn 4 năm sắp đến, họ chấm dứt hợp đồng với giảng viên của mình.
Việc cắt giảm nhân lực gây ra sự mất liên tục trong quá trình giảng dạy. Các sinh viên phải làm quen với người hướng dẫn mới trước khi kỳ học tiếp theo bắt đầu. Thêm vào đó, dạy học trực tuyến với cùng số lượng kiến thức cần truyền đạt tương đương học truyền thống khiến những người còn lại bị áp lực công việc nặng nề hơn.
Việc chấm dứt hợp đồng chỉ giải quyết vấn đề kinh tế hiện tại. Các trường đại học sẽ phải đối mặt với nhiều rắc rối lớn hơn trong tương lai, sau khi dịch Covid-19 bị dập tắt.
Trường Giang (Theo The New York Times)
- Trở về từ Đức giữa đại dịch, Huỳnh Lưu Đức Toàn được đưa vào cách ly ở Trường Quân sự Khánh Hòa. Từ đây, Toàn đã công bố nghiên cứu về dịch covid-19 trên tạp chí khoa học.