Cổ phiếu hãng xe điện Tesla đã giảm hơn 4% sau khi công ty công bố kết quả kinh doanh quý I/2023,ìmmọicáchcứuthịphầnxeđiệket qua dortmund trong đó thu nhập ròng công ty giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 2,51 tỷ USD.
Đầu tháng 4, Tesla công bố đạt doanh số bàn giao 422.875 xe trong quý đầu tiên, con số xấp xỉ doanh số vừa được tiết lộ. Trong khi đó, sản lượng xe đang cao hơn số xe bán ra, đạt mức 440.808 xe trong 3 tháng đầu năm.
Elon Musk nói rằng, “việc sử dụng không đúng công suất các nhà máy mới” đã tạo áp lực lên biên lợi nhuận, cùng với chi phí nguyên vật liệu, hàng hoá, hậu cần và bảo hành tăng cao, kết hợp doanh thu giảm từ các khoản tín dụng môi trường đã khiến thu nhập công ty không đạt kỳ vọng.
Doanh thu từ xe điện, phân khúc cốt lõi của Tesla, đạt 19,96 tỷ USD trong quý, tăng 18% so với năm ngoái. Trong cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh, CEO Elon Musk cho biết môi trường kinh tế vĩ mô “không chắc chắn” có thể ảnh hưởng tới kế hoạch mua sắm ô tô của người tiêu dùng và ông dự kiến 12 tháng tới sẽ “giông bão” với nền kinh tế.
“Mỗi lần Cục dự trữ liên bang (Fed) tăng lãi suất đồng nghĩa giá ô tô tăng theo”, Musk cho hay, nói thêm rằng người tiêu dùng nhìn chung sẽ tạm hoãn “các khoản mua sắm lớn cho một chiếc xe mới”.
Đại hạ giá
Tesla đang tiến hành nhiều đợt giảm giá mạnh tại các thị trường bao gồm Mỹ và Trung Quốc để thúc đẩy nhu cầu và chống lại sự cạnh tranh từ các đối thủ. Musk nói công ty sẵn sàng ưu tiên tăng trưởng doanh số bán hàng thay vì chạy theo lợi nhuận trong tình hình kinh tế suy thoái hiện nay.
Tính riêng trong năm 2023, Musk đã 6 lần hạ giá các mẫu xe điện của Tesla tại thị trường Mỹ. Hiện giá thành của những chiếc xe này đã giảm từ 11% (Model 3) cho đến 20% (Model Y). Trước đó, công ty cũng phải chấp nhận bán xe rẻ hơn ở châu Âu, Israel, Singapore cũng như Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Giới phân tích nhận định Tesla sẽ tiếp tục đối mặt áp lực giảm giá từ cuộc chiến giá cả, đặc biệt tại thị trường Trung Quốc, ngay khi những nhà máy mới của họ ở Berlin và Texas bắt đầu lắp ráp sản phẩm.
Trong quý đầu tiên, hãng xe của Musk có lượng hàng tồn kho kỷ lục lên đến 14,38 tỷ USD, tăng từ 6,69 tỷ USD một năm trước đó.
Giảm chi phí lắp ráp, tăng chi tiêu vốn
Từ năm 2020, Musk đã công bố kế hoạch sản xuất pin điện mới với mục tiêu giảm ít nhất 50% chi phí cho bộ phận đắt nhất trên EV. Tuy nhiên, đến nay công ty vẫn đang vật lộn để đưa vào sản xuất hàng loạt công nghệ pin mới.
Tesla đã giảm giá bán các loại xe từ cuối năm ngoái và trong quý I/2023, gồm cả đợt giảm giá mới nhất vào đầu tuần này. Đồng thời, công ty cũng vạch ra kế hoạch tham vọng để mở rộng và tăng chi tiêu vốn.
Theo hồ sơ tài chính công bố vào cuối tháng 1, Tesla dự kiến chi từ 7 tỷ đến 9 tỷ USD trong giai đoạn 2024 - 2025. Trong đó, Musk đã công bố kế hoạch xây dựng nhà máy mới tại Monterrey, Mexico - cách không xa nhà máy ở Austin, Texas. Tiếp đến, công ty có kế hoạch thành lập nhà máy sản xuất Megapacks, còn gọi là hệ thống lưu trữ năng lượng lớn dựa trên công nghệ pin lithium-ion ở Thượng Hải.
Trong khi đó, Elon Musk dự định phát hành công nghệ lái tự động hoàn toàn (FSD) ngay trong năm nay, dưới dạng tuỳ chọn phần mềm với giá 15.000 USD. Công nghệ này đang được nhà chức trách theo dõi sát sao sau các sự cố liên quan đến xe điện tự hành.
Cuối năm ngoái, Tesla đã loại bỏ cảm biến siêu âm khỏi Model 3 và Model Y, đồng thời cho biết một số tính năng như “triệu hồi thông minh” và “đỗ tự động” tạm thời không khả dụng.
Theo Reuters, CNBC