当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

Hơn 5.500 ca mắc bệnh tay chân miệng, 1 ca tử vong_bảng xếp hạng hạng 2 bồ đào nha

Thông tin được đề cập trong văn bản khẩn do Bộ Y tế gửi UBND các tỉnh,ơncamắcbệnhtaychânmiệngcatửbảng xếp hạng hạng 2 bồ đào nha thành phố về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Theo Bộ Y tế, so với cùng kỳ năm 2021, số mắc giảm 83,3%; tử vong giảm 9 trường hợp. Tuy nhiên, số mắc có xu hướng gia tăng chủ yếu khu vực miền Nam và cục bộ tại một số tỉnh, thành phố như: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Sóc Trăng.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho hay số ca mắc tay chân miệng và sốt xuất huyết tại địa phương lớn nhất cả nước này tiếp tục gia tăng so với trung bình 4 tuần trước đó.  

Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2022, TP ghi nhận gần 1.600 ca, trong đó 96%  trẻ ở độ tuổi từ 1 - 5. Tuy nhiên, từ ngày 6 đến 12/5, TP.HCM ghi nhận thêm 628 ca, tăng gần gấp 3 lần so với trung bình 4 tuần trước đó.  

Bộ Y tế nêu rõ, bệnh tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm, lây truyền qua đường tiêu hóa và gặp ở hầu hết 63 tỉnh, thành phố.

Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo Sở Y tế giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện…

Các Sở Y tế cũng cần củng cố các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết.

Tổ chức tốt việc phân tuyến điều trị, phân luồng khám bệnh, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, bố trí khu điều trị riêng cho bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm. Hạn chế người nhà vào thăm bệnh nhân, lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong cũng là nhiệm vụ được đặt ra.

Thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị, đặc biệt phòng việc lây nhiễm chéo giữa bệnh tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác, công văn Bộ Y tế nêu.

Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn.

Bệnh dễ lây cho trẻ liên quan đến hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo, đặc biệt kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.

Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày ở cả người chăm sóc trẻ và trẻ; thực hiện ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng.

Bên cạnh đó, thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám bệnh.

Thanh Hiền

Những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ, phụ huynh chớ bỏ quaTay chân miệng là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ mỗi khi vào mùa. Bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.

分享到: