Trong số 61 ca dương tính Covid-19 tại Việt Nam,ìsaonữtiếpviêndươngtítrưc tiep bong da hôm nay ca bệnh thứ 59 là L.T.Q., nữ tiếp viên Vietnam Airlines, 30 tuổi, trú tại quận Long Biên, Hà Nội có điểm đặc biệt. Nữ tiếp viên đi trên chuyến bay VN0054 từ London về Hà Nội ngày 2/3 vừa qua. Đây cũng là chuyến bay đã có tới 14 hành khách dương tính với Covid-19 trước đó. Ngay từ ngày 6/3, khi ghi nhận bệnh nhân thứ 17 của Việt Nam là N.H.N, cũng là trường hợp đầu tiên trên chuyến bay này nhiễm bệnh, toàn bộ phi hành đoàn và tiếp viên đã được đưa đi cách ly tập trung, trong đó có chị Q. Ngày 7/3, kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của chị Q. cho kết quả âm tính. Bệnh nhân sau đó được chuyển từ BV Bệnh nhiệt đới Trung ương về BV đa khoa Gia Lâm. Phòng nuôi cấy virus SARS-CoV-2 tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
Ngày 14/3, bệnh nhân có triệu chứng ho, sốt nên được chuyển lại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Kết quả xét nghiệm lần 2 tại BV, cho kết quả dương tính. Đến ngày 15/3, kết quả đối chứng tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng khẳng định dương tính. Lý giải điều này, PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, kết quả xét nghiệm chỉ có giá trị cho thời điểm lấy mẫu. “Trường hợp bệnh nhân có xét nghiệm âm tính trước khi có kết quả xét nghiệm dương tính là bình thường. Vì thời điểm lấy mẫu, bệnh nhân mới ở giai đoạn ủ bệnh, chưa đến ngưỡng phát hiện được bằng xét nghiệm. Vì vậy, có thể thấy, quy định cách ly 14 ngày hiện nay là hợp lý”, PGS Mai giải thích. Theo PGS Mai, hiện nay thế giới sử dụng phương pháp xét nghiệm Realtime RT-PCR để xác định người nhiễm Covid-19. Đây là phương pháp có độ nhạy, độ đặc hiệu rất cao. Đồng quan điểm, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, về nguyên tắc, virus corona khi vào cơ thể sẽ khu trú ở họng, có một số nhất định vào trong máu, một số sử dụng tế bào của đường hô hấp nhân lên và phát tán ra. Do đó, việc ngày thứ 8 xét nghiệm âm tính rồi ngày thứ 9 lại dương tính là hết sức bình thường do thời điểm lấy mẫu, virus chưa phát triển ở hầu họng với lượng đủ lớn để phát hiện. “Thời gian virus ủ bệnh để nhân đôi, nhân 5, nhân 10 phải cần một khoảng thời gian nhất định thì khi phết mẫu làm xét nghiệm mới thấy được”, BS Khanh giải thích. BS Khanh khẳng định: “Không bao giờ có bệnh nhân nào vừa hít 1 con virus hay hít một lượng virus nhất định vào người mà xét nghiệm cho kết quả dương tính ngay. Khi hít phải, nuốt phải, virus sẽ đọng một lượng nhất định ở cổ họng, sau đó cần thời gian để xâm nhập vào tế bào rồi nhân lên, phát tán trở lại. Việc nhân đôi tuỳ thuộc từng cá thể, có thể 3, 5, 7 hoặc 11 ngày nên những ngày đầu xét nghiệm âm tính là bình thường”. Do vậy, người tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh (tức F1) vẫn cần phải cách ly đủ 14 ngày vì trong khoảng thời gian này, bất cứ khi nào họ cũng có thể dương tính thành F0. “Chỉ có phết họng âm tính sau 14 ngày, tức sau ngày 15 ngày thì mới có thể khẳng định không nhiễm bệnh”, BS Khanh nói. BS Khanh nói thêm, trong thời gian ủ bệnh, virus gần như không lây, chỉ lây trước khi phát bệnh 12-24 giờ. “Riêng với Covid-19, có đặc biệt khi có người khởi bệnh với các triệu chứng rất nhẹ như mệt mỏi, sốt nhẹ khiến người ta tưởng không có triệu chứng nhưng thực tế là có triệu chứng rồi vì quá nhẹ nên không biết”, BS Khanh giải thích. Hiện nay, thời gian ủ bệnh trung bình của Covid-19 là 5-6 ngày, sớm nhất là 1 ngày, trễ nhất là 14 ngày. Thúy Hạnh Hà Nội thêm 3 bệnh nhân Covid-19, cả nước đã có 60 ca- Cả 3 bệnh nhân mắc mới đều ghi nhận tại Hà Nội. Trong đó, có trường hợp đặc biệt bệnh nhân số 59 từng có kết quả âm tính cách đây 8 ngày nhưng ngày 5/3 đã dương tính với Covid-19. |