发布时间:2025-01-12 04:15:55 来源:Fabet 作者:Ngoại Hạng Anh
Được xây dựng vào thập niên 60 của thế kỷ trước,ệntìnhnhóilòngởtrạiphongbỏhoangHàNộdaegu đấu với pohang trại phong Đá Bạc (xã Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội) thuộc quản lý của bệnh viện Da liễu Hà Nội từng là nơi chăm sóc, điều trị cho hàng trăm bệnh nhân mắc bệnh phong.
Xem Video:
Năm 2013, UBND TP Hà Nội quyết định di dời trại về nơi khác. Từ lúc đó, nơi này chìm dần vào quên lãng.
Trại phong Đá Bạc nằm dưới chân núi, nay bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm |
Trước khi di dời, cả trại còn khoảng 20 bệnh nhân. Tuy nhiên, 10 người trong số đó vẫn bám trụ nơi này vì những nỗi niềm riêng. Gần nửa thế kỷ gắn bó với mảnh đất khô cằn này, nơi đây đã trở thành một phần máu thịt trong họ. Sau khi 3 cụ qua đời, hiện trại phong chỉ còn 7 người.
Bản án “tử” giáng lên cuộc đời cô gái mồ côi
Trại nằm im lìm dưới chân núi, muốn vào phải băng qua nghĩa địa lạnh lẽo và con đường sỏi đất. Nơi đây là những khu nhà tiêu điều, xuống cấp, xung quanh cỏ dại mọc um tùm, phủ lên trại một màu ảm đạm.
Dãy nhà ở hoang lạnh, xuống cấp. |
Bà Lê Thị Liên (82 tuổi - quê Hà Nội) ngồi co ro trước hiên nhà. Thấy có người hỏi thăm, đôi mắt mờ đục của bà ánh lên niềm vui rồi nhìn vào xa xăm với khoảng trời ký ức xa xưa...
Giọng nặng trĩu, bà tâm sự: “Tôi mồ côi cha mẹ từ năm lên 9 tuổi. Sau vài năm, cậu em trai duy nhất cũng bỏ tôi mà đi.
Tôi đơn độc, sống nượng tựa vào gia đình người chú. Cuộc sống đói nghèo cứ thế trôi đi, đến năm 16 tuổi tôi thấy chân tay đau nhức, rồi dần dần mất cảm giác, vết lở loét ăn mòn vào bàn chân. Người ta nói tôi bị bệnh phong (hủi)”.
Ngày ấy định kiến về căn bệnh này rất khủng khiếp. Sự kỳ thị của người đời là nỗi ám ảnh kinh hoàng. Đi đến đâu bà cũng bị người ta ném gạch đá, xua đuổi vì sợ lây bệnh.
Bà Lê Thị Liên (áo tím) và bà Nguyễn Thị Sợi - những người bám trụ lại trại phong. |
Bà thừa nhận, nếu không có sự giúp đỡ của nhà nước, những bệnh nhân phong như bà đã bỏ xác ở nơi nào đó ngoài kia.
“Một người cùng làng tôi, phải bỏ đi biệt xứ vì căn bệnh quái ác này. Người này ở với vợ chồng anh trai. Tôi chứng kiến bệnh nhân đó khát, ra giếng cầm gáo múc nước uống. Người chị dâu thấy vậy liền vứt gáo đi. Cảnh tượng xót xa đó chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí tôi”, bà kể.
Tình yêu nảy nở từ vùng đất cằn cỗi
Năm 1955, khi bước sang tuổi 19, bà Liên xin chú cho lên trại phong Quả Cảm (Bắc Ninh) sống. Thương đứa cháu gái, ông chú khăn gói, đưa đi. Từ năm đó, bà trở thành người tha phương.
Một bước ngoặt lớn lao đã đến với bà. Cứ ngỡ, nơi đây mang màu sắc u buồn, là những thân phận bị cuộc đời chối bỏ, là ưu tư khắc khoải không thốt thành lời.
Thế nhưng, luồng gió mới đã thổi vào cuộc đời cô gái Nguyễn Thị Liên khi ấy và tình yêu đã nảy nở trên vùng đất cằn cỗi...
Bà Lê Thị Liên. |
“Tôi được mọi người động viên tìm hiểu ai đó để bầu bạn sớm tối. Lúc bấy giờ, trong trại Quả Cảm cũng có mấy chục cặp vợ chồng.
Năm 22 tuổi, tôi gặp nam bệnh nhân, vừa vào điều trị. Ông ấy hiền lành, ít nói. Có lẽ số phận mồ côi giống nhau nên chúng tôi tìm được tiếng nói chung. Sau vài tháng, chúng tôi báo cáo với lãnh đạo trại, xin phép “góp gạo, thổi cơm chung”, bà trầm ngâm nói.
Công tác chuẩn bị cho đám cưới được khẩn trương thực hiện. Vợ chồng bà được Ban lãnh đạo trại tổ chức đám cưới chung cùng 2 cặp đôi khác.
Hôn lễ nghèo không sính lễ, không người thân thích diễn ra đạm bạc chỉ có chè, thuốc lào và những lời chúc phúc tại khoảng sân chung.
Bà Liên vui vẻ nói tiếp: “Khách tham dự hôm ấy là những bệnh nhân, đội ngũ y tá, bác sĩ của trại. Cả ngày, tiếng ca hát vang lên, men say nồng nàn của tình yêu khiến chúng tôi quên đi tháng ngày cơ cực đã qua”.
Sau đó, hai vợ chồng bà được sắp xếp cho một khu nhà lợp mái tranh, vừa sinh sống và chăn nuôi lợn gà.
Hướng ánh mắt ra đường, nhìn vào khoảng không và nhắc đến kỷ niệm xưa là cách để những người phụ nữ này vơi bớt nỗi cô quạnh. |
Cuộc hôn nhân ngắn chẳng tày gang, hai năm sau, theo chủ trương tách trại, bà Liên phải chuyển về trại phong Quỳnh Lập (Nghệ An), trong khi ông được ở lại.
Trước ngày lên đường, hai vợ chồng ngồi trước hiên nhà, lặng lẽ đếm tiếng thời gian. Chẳng ai dám hẹn ngày gặp lại. “Tôi đã nghĩ đó là đêm cuối cùng của hai vợ chồng nên muốn níu giữ thật lâu hình ảnh của nhau”, giọng nghèn nghẹn, bà nói.
Thế rồi, ở trại mới, bà vỡ òa khi nhận được thư ông. Ông viết vội vài dòng nhắn nhủ vợ giữ sức khỏe, chăm sóc bản thân. Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ để bà Liên cảm thấy ấm lòng.
Sau vài lá thư qua lại, chiến tranh nổ ra, ông bà gần như bặt tin nhau. Mãi đến 6 năm sau, có lệnh di tản khỏi trại phong Quỳnh Lập, bà lại chuyển về trại Quả Cảm và viết tiếp câu chuyện tình yêu của mình.
Ngày trùng phùng, bà hồi hộp, móng ngóng, ông ở trại bồn chồn, ra tận đầu đường đón. Chuyến xe chở bệnh nhân về đến nơi, ông bà nhìn nhau, nước mắt ướt đẫm khuôn mặt. Bữa tối đầu tiên sau tháng ngày xa cách chỉ có rau nhưng là bữa cơm ngon nhất mà bà lưu giữ trong tim.
Hai mảnh đời đó tiếp tục luân chuyển về trại Xuân Mai (Quốc Oai - Hà Nội) và cuối cùng là an cư ở trại phong Đá Bạc này.
Dãy nhà nơi bà Liên bà chồng chung sống trước khi ông mất đã bị rêu mốc, vôi vữa rơi rụng. |
Hạnh phúc càng trọn vẹn khi ông bà sinh được một người con trai vào năm 1972. Sợ con bị kỳ thị, xa lánh vì có bố mẹ mắc bệnh phong, năm con lên 7 tuổi, bà đau xé lòng, mang con cho một gia đình tử tế gần làng nuôi dưỡng.
Suốt mấy chục năm làm vợ chồng, tình cảm ông bà vẫn luôn đong đầy. Đến năm 1989 thì ông mất.
30 năm trôi qua, từ ngày chồng qua đời, bà sống ngày ngày tụng kinh, lo hương khói cho ông. Con trai vẫn hay qua lại, chăm sóc bà.
“Lý do khiến tôi không muốn rời xa vì ông nhà được mai táng ở nghĩa địa trên núi cùng với những bệnh nhân đã khuất. Tôi đi rồi lấy ai chăm sóc mộ phần”, đôi mắt đỏ hoe, bà trải lòng.
Ông Nguyễn Văn Hân - Chủ tịch UBND xã Minh Phú, cho biết: "Trại phong Đá bạc giải thể năm 2013, di chuyển về Quốc Oai. Các bệnh nhân này xin ở lại, tự túc thuốc men, sinh hoạt. Tất cả đều đã cao tuổi. Mỗi tháng họ nhận được khoản trợ cấp người khuyết tật và trợ cấp người cao tuổi là 700 nghìn đồng. Ở đây họ tự trồng rau, nuôi gà, lo chi phí sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Chính quyền đã xuống thuyết phục, động viên họ chuyển sang trại mới, tránh xảy ra nguy hiểm do trại cũ đã hỏng hóc, tuy nhiên các bệnh nhân này không đồng ý". |
Màn trao nhẫn của cô dâu, chú rể, một người đàn ông say rượu bất ngờ lao lên sân khấu ôm chặt cô dâu...
相关文章
随便看看