GS Ngô Bảo Châu, GS Hà Huy Khoái mở tạp chí toán_bóng đá đức hôm nay

[La liga] 时间:2025-01-11 00:26:20 来源:Fabet 作者:World Cup 点击:171次

GS Ngô Bảo Châu dành tiền thưởng làm tạp chí Pi,ôBảoChâuGSHàHuyKhoáimởtạpchítoábóng đá đức hôm nay trường đại học ngoài công lập lại lên tiếng kêu khổ, phụ huynh đi tìm sự thật về tai nạn của con… là những sự kiện giáo dục đáng chú ý tuần qua.

Ra mắt tạp chí Pi

Ngày 18/12, Tạp chí PI của Hội Toán học Việt Nam đã có buổi ra mắt chính thức với sự đồng hành của GS Ngô Bảo Châu và nhiều nhà toán học danh tiếng của Việt Nam.

{keywords}
GS Ngô Bảo Châu tại buổi ra mắt tạp chí PI (Ảnh Lê Văn)

Tạp chí sẽ ra số đầu tiên vào 10/1/2017. GS Hà Huy Khoái, Tổng biên tập tạp chí chia sẻ toàn bộ kinh phí hoạt động của Tạp chí PI trong thời gian đầu là bằng khoản tiền tài trợ của cá nhân GS Ngô Bảo Châu từ giải thưởng Fields mà ông nhận được.

Ngay sau khi ra mắt, trên trang fanpage chính thức, Pi đã “chào hàng” bằng hai bài toán độc đáo, được độc giả quan tâm, chia sẻ.

Nhà giáo phải đứng đầu, chứ không phải tiền

Đây là phát biểu của ông Trần Phương, hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, tại Hội thảo “Thực trạng và các giải pháp cấp thiết củng cố, phát triển các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam” do Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo trung ương tổ chức ngày 22/12.

Tại hội thảo được nhiều đại biểu đánh giá là “rất chất lượng” này, nhiều trường ĐH ngoài công lập vẫn cho rằng sự chật vật, khó khăn của từng trường nói riêng cũng như cả hệ thống ĐH nói chung có phần lỗi lớn do... Bộ GD-ĐT.

Theo Báo Tuổi trẻ, GS Trần Phương nhiều lần nhắc cụm từ “lỗi của Bộ” khi phân tích những yếu kém, bất cập của hệ thống giáo dục nói chung, những bất cập của ĐH ngoài công lập nói riêng.

Theo ông Phương, giáo dục phải do nhà giáo đứng đầu chứ không để cho người có tiền đứng đầu, quyết định số phận một trường đại học. 

{keywords}
Thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường đại học năm 2016

Nhiều đại biểu cũng cho rằng những quy định khó hiểu của Bộ GD-ĐT đã ngăn các trường được hoạt động theo mô hình trường tư không vì lợi nhuận.

Hồi đáp lại, thứ trưởng Bùi Văn Ga nhận định “Đa số trường ngoài công lập chỉ tập trung vào một số hoạt động trước mắt, chưa tính đường hướng phát triển lâu dài. Vì gặp khó khăn trong tuyển sinh nên các trường không tập trung được vào những việc mang tính chiến lược”.

Trong khi đó, ông Phan Thanh Bình - chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - cho biết ủy ban đang đặt ra vấn đề xây dựng mô hình trường ĐH đúng nghĩa, không phân biệt trường công hay trường tư.

Theo đó, tự chủ được xem như một thuộc tính cơ bản của giáo dục ĐH, và nền giáo dục ĐH phải có hai cánh công lập và ngoài công lập thật sự cân đối như nhau.

Nói về "kế hoạch" dành cho giáo dục đại học, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết "Năm 2017 sẽ là năm đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học, công khai, minh bạch các điều kiện đảm bảo chất lượng và kết quả kiểm định, xếp hạng. Từ đó quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học phù hợp với nhu cầu nhân lực của đất nước".

Bỏ điểm sàn - các trường cao đẳng lo "tắc thở"

Trong khi các trường ĐH tán đồng với phương án bỏ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) mà dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH 2017 mà Bộ GD-ĐT công bố mới đây thì các trường CĐ lại coi đây là hành động "cắt thức ăn, rút ống thở" với họ.

Bà Trần Thị Phương, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường CĐ ASEAN so sánh những quy định tuyển sinh năm nay là hành động "cắt thức ăn và rút ống thở" đối với các trường CĐ. Theo bà Phương, chính sách hiện nay đang thừa thầy, thiếu thợ là không đúng quy luật phát triển. Ngoài ra, bà Phương cũng cho rằng, quy chế tuyển sinh hiện nay là giẫm đạp lên nhau và các trường công đang lấy hết học sinh tốt của các trường tư...

Trả lời phóng viên Báo Tiền Phong, ông Đỗ Văn Giang, Phó Vụ trưởng Dạy nghề Chính quy (Tổng cục Dạy nghề) cho rằng, đề xuất này đi ngược chủ trương phân luồng giáo dục, và không theo thị trường lao động...

Sau khi lắng nghe ý kiến của dư luận xã hội và các trường cao đẳng, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết trong thông tư hướng dẫn tuyển sinh sắp tới, Bộ GD-ĐT sẽ yêu cầu bắt buộc các trường phải công bố công khai điểm sàn nhận hồ sơ. Từ nay các trường tự công bố điểm sàn cho trường mình phù hợp với ngành nghề đa dạng, yêu cầu đảm bảo chất lượng cũng như chiến lược phát triển lâu dài của trường.

Sinh viên sư phạm sẽ thực tập như sinh viên y

Một sự kiện đáng chú ý khác là hội thảo khoa học “70 năm Sư phạm Việt Nam - đổi mới và phát triển” do Hội Cựu giáo chức Việt Nam và Bộ GD-ĐT tổ chức.

Theo thống kê của Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, tính đến tháng 11/2016, cả nước có 114 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và 4 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục ở các hệ đào tạo, tạo thành một hệ thống được phân bố đều khắp ở tất cả các vùng, miền, địa phương trong cả nước.

{keywords}
Ảnh Đinh Quang Tuấn

Tuy nhiên, việc có nhiều cơ sở đào tạo, phân rộng và quy mô đào tạo của mỗi cơ sở nhỏ dẫn đến tình trạng đầu tư manh mún và dàn trải. Nhiều trường sư phạm phát triển trong tình trạng thiếu ổn định, nhiều sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp không có việc làm hoặc làm không đúng với chuyên ngành được đào tạo...

Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhấn mạnh, cần quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm và tập trung đầu tư có trọng điểm.

Trong cuộc phỏng vấn do Báo Thanh Niênthực hiện, GS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng trường sư phạm phải được cấu trúc lại theo hướng tạo ra những cơ sở vừa đào tạo vừa nghiên cứu.

Ngoài ra, phải cải tạo về mô hình đào tạo giáo viên. “Người ta lấy mô hình đào tạo giáo viên “lâm sàng”. Giống như trường y, sinh viên được học tại bệnh viện, thì sắp tới việc đào tạo giáo viên cũng phải được thực hiện trong chính môi trường nhà trường phổ thông. Trường sư phạm lúc đó sẽ có những trường phổ thông như bệnh viện thực hành của trường y” – ông Báo đề xuất.

ĐH Quốc gia TP.HCM quyết thí điểm thi đánh giá năng lực

Trong khi ĐHQG Hà Nội không tiếp tục thi đánh giá năng lực thì ĐHQG TP.HCM đã chính thức thông qua phương án tuyển sinh năm 2017, theo hướng thử nghiệm tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực ở một số trường thành viên.

Trường sẽ xét tuyển dựa trên 4 phương thức, vẫn tiếp tục duy trì điều kiện sơ tuyển dành cho thí sinh (TS) xét tuyển vào ĐH này gồm: tốt nghiệp THPT và có điểm trung bình 3 năm học (lớp 10, 11 và 12) từ 6,5 điểm trở lên với bậc ĐH và từ 6 điểm trở lên với bậc CĐ.

Phụ huynh lên tiếng vì con

Cuộc thi giải toán trên mạng đã có từ vài năm nay, dường như đang là một sân chơi của học sinh tiểu học cho đến khi một phụ huynh lên tiếng cho rằng cuộc thi đã bị chính phụ huynh đẩy thành cuộc chạy đua “khủng khiếp”, để có “thành tích, kiểu thuần Việt”.

{keywords}
Ảnh minh họa Phạm Hải

Đồng tình với phụ huynh, một số giáo viên toán đã chia sẻ áp lực của “bệnh thành tích” đang đè nặng lên họ khi nhà trường yêu cầu học sinh phải có giải thưởng ngay cả ở những “sân chơi” như vậy. 

Một giáo viên toán ở TP.HCM đã khẩn thiết đề nghị “Bộ GD-ĐT có thay đổi và lãnh đạo giáo dục các cấp có nhận thức đúng đắn hơn để giáo dục nước ta phát triển hơn, học sinh đỡ khổ hơn, bớt áp lực, bớt nặng nề cho cả thầy và trò”...  

Cũng lên tiếng về việc của con mình, anh Trần Chí Dũng, phụ huynh của cháu K học sinh lớp 2A4, Trưởng Tiểu học Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) mong muốn tìm được sự thật trong việc con anh bị gãy xương đùi khi ở trường.

Anh Dũng cũng cho biết, nếu nhà trường vẫn tiếp tục không nhận trách nhiệm, anh mong muốn các cơ quan chức năng sẽ cho phép gia đình mời cơ quan điều tra vào làm việc, xác định nguyên nhân vụ tai nạn…

Một câu chuyện buồn khác là giữa lòng Hà Nội, có một người mẹ đã "nhốt" con gái 11 tuổi suốt nhiều năm không cho đi học vì sợ con... gặp nguy hiểm. 

Mở đầu từ lá thư ngỏ gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội của một nữ nhà báo, báo chí đã vào cuộc tìm hiểu về cuộc sống của cô bé Võ Thu H (SN 2005) sống cùng mẹ là Trần Thị N (SN 1973) có biểu hiện về căn bệnh tâm thần phân liệt.

Theo Báo Gia đình và Xã hội, đã có một cuộc giải cứu bất thành cô bé Võ Thu H của các nhà hảo tâm. 

Còn theo Báo Dân trí, chính quyền địa phương cho biết chưa có cơ sở pháp lý để cưỡng chế, bắt buộc chị N. đưa con đến trường. Tới đây, phường có kế hoạch cho nhóm học sinh tiểu học đến sinh hoạt ngoại khóa trước cửa nhà chị N. hy vọng có thể tác động đến hai mẹ con chị này.

Ngân Anh tổng hợp

(责任编辑:La liga)

    相关内容
    精彩推荐
    热门点击
    友情链接