Doanh nghiệp là trường nghề thứ hai Chiều 9/12,ộtrưởngĐàoNgọcDungDoanhnghiệpchínhlàtrườngnghềthựchànhcủathợtrẻkết quả bulgaria trong chuyến đi làm việc tại Thanh Hóa, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã tới Trường CĐ nghề Công nghiệp Thanh Hóa. Nhắc lại lời của Thủ tướng “Kỹ năng là một trong ba yếu tố để Việt Nam phát triển bao trùm và bền vững”, ông Dung nhấn mạnh: Giáo dục nghề nghiệp ngày càng đóng vai trò kỳ quan trọng trong việc bồi dưỡng kỹ năng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, yếu tố quan trọng nhất để vượt bẫy thu nhập trung bình. Hầu như các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã kết nối tốt với doanh nghiệp; 85% các em ra trường hầu như đều có việc làm, nhiều trường 100%. Đáng lưu ý là nhiều trường còn ký với doanh nghiệp thực hiện hợp đồng "3 cùng": Cùng tham gia xây dựng chương trình, cùng giảng dạy, cùng thực tập và cùng thống nhất tiếp nhận học viên.
Về tổ chức thực tập ở doanh nghiệp, Bộ trưởng nói nhà trường nên giảm tải thời gian học lý thuyết, tăng thêm thời lượng. Trường nghề của các nước tiên tiến dạy lý thuyết chỉ chiếm 30%, còn 70% là thực hành ở trong các doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp trở thành một trường nghề thứ hai, trường nghề đó là trường nghề thực hành. Nói về cơ cấu nguồn nhân lực, người đứng đầu ngành lao động nêu thực tế "chúng ta đang thiếu người thực hành, thiếu cả thầy lẫn thợ": Thiếu công nhân kỹ thuật bậc cao và kỹ sư thực hành. Mô hình "đồng hồ cát" này khác biệt với mô hình đào tạo của nhiều nước là "hình củ khoai tây hay quả trứng" - nhiều công nhân kỹ thuật, kỹ sư thực hành. Dẫn thông tin mới nhất tại Diễn đàn nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam vừa diễn ra giữa tháng 11, ông Dung động viên người học nghề "không sợ thiếu chỗ làm việc", bởi khi tiếp xúc với 28 tập đoàn lớn đang làm việc tại Việt Nam "cả 28 tập đoàn đều đặt hàng với tôi xin đề nghị nhận sinh viên các trường nghề". Một điều đáng lưu ý nữa là khi học nghề không nên coi nhẹ học văn hóa, bởi chủ trương học văn hóa trong trường nghề là một chủ trương đúng đắn; nhà nước còn vận hành chính sách liên thông để kết nối và thúc đẩy cho những em có nhu cầu học cao lên. Tích cực kết nối doanh nghiệp Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá được Bộ LĐ-TB và XH xác định là một trong 10 trường cao đẳng nghề đầu tiên của cả nước cách đây 13 năm. Tiền thân là trường Công nghiệp kỹ thuật thuộc Ty Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp Thanh Hóa. Nhà trường hiện có hơn 85% giáo viên giảng dạy được tích hợp, 95 giáo viên đạt trình độ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3, 100% cán bộ viên chức sử dụng tin học phục vụ công tác và giảng dạy. Tổng số học sinh sinh viên là 3.500, trong đó đối tượng tham gia đào tạo theo mô hình 9+ là 1.182 học sinh. Nhà trường đã thực hiện xây dựng xong 8 chương trình cao đẳng, 14 chương trình trung cấp, 14 chương trình sơ cấp, tất cả chương trình đều có sự tham gia góp ý của doanh nghiệp. Trường luôn có mối liên hệ mật thiết với hơn 30 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, năm 2019, trường đã kết nối và đưa gần 900 sinh viên nhà trường học nâng cao, thực tập, trải nghiệm và đi làm tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với mức lương hỗ trợ của doanh nghiệp từ 5 - 10 triệu đồng/tháng. Thậm chí, đã có 5 sinh viên làm việc tại Nhật Bản với mức lương 60 triệu đồng/tháng. Qua khảo sát trước khi thi tốt nghiệp, khoảng 85% sinh viên đã có địa chỉ tiếp nhận với mức lương 8-12 triệu đồng/tháng. Trường có nguyện vọng được bổ sung vào danh sách các trường được đầu tư thành trường chất lượng cao giai đoạn 2020-2025 cũng như kỳ vọng được tiếp cận, chuyển giao chương trình quốc tế để tuyển sinh đào tạo các nghề trọng điểm; xây dựng trung tâm đánh giá kỹ năng nghề cho người học và lao động trên địa bàn tỉnh. Quang Phương |